Viêm đại tràng uống thuốc gì để nhanh khỏi, hiệu quả cao?
-
Ngày đăng:
18/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
113
Nội dung bài viết
ToggleBệnh viêm đại tràng uống thuốc gì tốt để nhanh khỏi? Đó là câu hỏi mà hầu hết bệnh nhân mong mỏi tìm được câu trả lời khi mắc phải căn bệnh tiêu hóa này. Đây cũng là căn bệnh có tỷ lệ ung thư hóa và tử vong do ung thư xếp tốp đầu ở nước ta hiện nay. Do đó, lựa chọn đúng thuốc, đúng phác đồ điều trị sẽ giúp người bệnh thoát khỏi bệnh viêm đại tràng, tránh những hậu họa không đáng có.
Bị viêm đại tràng uống thuốc gì tốt nhất
Viêm đại tràng nên uống thuốc gì – Thuốc giảm táo bón
Tình trạng táo bón được xác nhận khi bệnh nhân đi đại tiện dưới 3 lần 1 tuần. Kèm theo đó là tình trạng phân cứng, khô. Người bệnh khi đại tiện cảm thấy hậu môn đau. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị triệu chứng táo bón. Cụ thể, đó là các thuốc nhuận tràng có khả năng làm mềm phân như:
- thuốc Normacol: Bào chế dạng cốm, có thể dùng cho cả trẻ em từ 6 tuổi.
- Thuốc Laxan: Bào chế dạng viên nén, chỉ được dùng cho người lớn với liều 1-2 viên/1 ngày
- Thuốc Forlax: Bào chế dạng bột, liều dùng 1-2 gói/1 ngày
Các loại thuốc chữa táo bón sẽ được sử dụng cho tới khi hoạt động đại tiện của người bệnh diễn ra bình thường. Ngoài việc dùng thuốc, việc ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước cũng hỗ trợ giảm táo bón rất tốt.
Bị viêm đại tràng nên uống thuốc gì – Thuốc chống tiêu chảy
Viêm đại tràng uống thuốc gì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Đó là lý do có người được chỉ định sử dụng thuốc táo bón nhưng cũng có người lại phải uống thuốc tiêu chảy.
Tình trạng tiêu chảy được xác nhận khi người bệnh đi ngoài phân lỏng với tần suất nhiều lần trong ngày. Các loại thuốc điều trị tiêu chảy khi viêm đại tràng gồm có:
- Thuốc Diarsed: Dạng viên bọc đường. Thuốc dùng xử lý tình trạng tiêu chảy cấp với liều 2 viên/ngày. Trường hợp bị tiêu chảy mạn tính có thể uống 1-2 viên mỗi ngày.
- Thuốc Loperamide: Khi mới bị tiêu chảy người bệnh uống 2 viên. Sau đó nếu tiêu chảy chưa cầm có thể tăng liều 4h uống 1 viên.
- Các thuốc khác gồm Actapulgite, Smecta, Imodium…
Viêm đại tràng nên uống thuốc gì – Thuốc giảm đau, giảm co thắt đại tràng
Viêm đại tràng uống thuốc gì để giảm đau nhanh, chống co thắt, căng cứng bụng? Câu trả lời chính là các loại thuốc No-spa, Duspatalin, Spasfon… Dựa trên mức độ đau của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ cho sử dụng liều lượng khác nhau:
- Mebeverine (Duspatalin): Uống 2-4 viên 100mg/ngày
- Trimebutine (Debridat): 1-6 viên 100mg/ngày
- Phloroglucinol (Spasfon): Đường uống sử dụng tối đa 320mg/ngày. Đường tiêm tĩnh mạch sử dụng tối đa 120mg/ngày. Đường đặt lưỡi dùng không quá 160mg/ngày
Ngoài công dụng giảm đau, các thuốc này cũng giúp giảm triệu chứng chướng bụng.
Viêm đại tràng thuốc điều trị đầy hơi, chướng bụng
Các thuốc điều trị viêm đại tràng có biểu hiện đầy hơi chướng bụng bao gồm Motilium-M, Debridat, Duspatalin, Carbophos
Viêm đại tràng uống thuốc gì – Thuốc diệt khuẩn đường ruột
Thuốc diệt khuẩn đường ruột là thuốc điều trị viêm đại tràng dạng kháng sinh, được sử dụng khi bệnh nhân nhiễm các loại vi khuẩn, virus và kí sinh trùng. Loại thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng, sử dụng thiếu hoặc thừa thời gian có thể gây kháng kháng sinh. Từ đó, người bệnh sẽ gặp khó khăn nếu bệnh bị tái phát hoặc khi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác.
Các thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị viêm đại tràng gồm có:
- Ciprofloxacin (kháng sinh quinolon): Dùng khoảng 2000mg (tương đương 4 viên 500mg) mỗi ngày.
- Metronidazol: Dùng khoảng 1000mg (tương đương 4 viên 250mg) mỗi ngày.
- Biseptol: Dùng khoảng 2 viên 480mg mỗi ngày.
Ưu nhược điểm của thuốc trị viêm đại tràng
Ưu điểm
- Tác dụng nhanh, cải thiện triệu chứng rõ rệt
- Tiện lợi, dễ dùng, dễ mua
Nhược điểm
- Tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, dễ gây ra tình trạng kháng kháng sinh và mất cân bằng vi sinh đường ruột do phải sử dụng kháng sinh dài ngày. Khi hệ vi sinh đường ruột bất cân bằng, tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu có thể diễn ra nghiêm trọng hơn. Ngoài ra các loại thuốc giảm đau kháng viêm còn có thể gây suy gan, suy thận cấp tính nếu sử dụng sai cách.
- Gây phù chân tay do trữ nước vì dùng thuốc dài ngày. Điều này làm tăng khả năng mức các bệnh béo phì, tiểu đường.
- Các loại thuốc không có tác dụng vĩnh viễn. Do đó nếu người bệnh vẫn ăn uống thiếu khoa học, kém vệ sinh thì vẫn có nguy cơ tái phát bệnh. Trường hợp tái phát liên tục bệnh có thể chuyển sang viêm đại tràng mạn tính và rất khó chữa khỏi hẳn.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc viêm đại tràng uống thuốc gì. Tất cả chỉ mang tính tham khảo. Các bạn lưu ý không dựa trên tên thuốc nêu trên để tự ý mua về sử dụng. Việc sử dụng thuốc trị viêm đại tràng muốn đạt hiệu quả cao cần áp dụng đúng phác đồ của bác sĩ. Thuốc là con dao hai lưỡi, bên cạnh mặt lợi vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó bạn cần được thăm khám kĩ càng, tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để dùng đúng thuốc, đúng liều lượng. Điều này vừa tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị vừa giúp bạn bảo vệ cơ thể.