Skip to main content

Viêm đại tràng tiêu chảy – không biết những điều này, bệnh khó dứt

  • Ngày đăng:

    24/03/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    127

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng xuất hiện các tổn thương. Bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng phiền toái. Trong đó, viêm đại tràng tiêu chảy là một trong những dấu hiệu dễ phát hiện. Tuy nhiên, nó dễ bị nhầm sang tiêu chảy thông thường hoặc tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa. Do đó người bệnh cần nắm chắc thông tin về tình trạng này để tránh lựa chọn sai phương pháp điều trị.

Viêm đại tràng là gì, tại sao viêm đại tràng gây tiêu chảy

Viêm đại tràng là gì, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh

Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa gây tổn thương ở vùng niêm mạc đại tràng. Kèm theo các tổn thương này là hàng loạt triệu chứng khó chịu:

  • Đau dọc theo khung đại tràng hoặc đau vùng bụng dưới.
  • Tiêu chảy, táo bón kéo dài.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Chán ăn, mệt mỏi, có thể kèm sốt.

Viêm đại tràng xảy ra phổ biến ở những người ăn uống kém vệ sinh. Điều này khiến vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây viêm nhiễm. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn do tác dụng phụ của thuốc hoặc bị thiếu máu cục bộ. 

Người bị viêm đại tràng gặp rất nhiều triệu chứng khó chịu trong đó có tiêu chảy

Tại sao bị viêm đại tràng tiêu chảy?

Người bị viêm loét đại tràng thường bị tiêu chảy hoặc táo bón dài ngày. Nếu là tình trạng tiêu chảy, bệnh nhân có xu hướng đi đại tiện nhiều lần. Người bị nặng có thể đi tới hơn 10 lần 1 ngày. 

Điều này xảy ra là do đại tràng bị mất cân bằng hệ vi sinh. Sự sinh sôi quá mức của hại khuẩn khiến số lượng lợi khuẩn giảm đi. Tỷ lệ hại khuẩn vượt quá 15% tổng số lượng vi khuẩn trong đại tràng sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa. Chúng tiết ra các độc tố khiến niêm mạc đại tràng tổn thương. Đồng nghĩa với việc chức năng đại tràng không ổn định, giảm khả năng hấp thu nước trong phân. Đó là lý do khiến người bị viêm đại tràng gặp tiêu chảy. 

Bên cạnh đó, tình trạng viêm còn làm tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch ở đại tràng. Điều này cũng góp phần gây ra tiêu chảy. Ở những trường hợp nặng, các vết viêm loét có thể ra các dịch mủ, máu. Lúc này bệnh nhân sẽ thấy trong phân kèm theo chất nhầy như nước mũi hoặc máu. Mùi phân hôi tanh, vô cùng khó chịu. 

Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy do viêm đại tràng

Không phải ai bị tiêu chảy cũng bị viêm đại tràng. Để chắc chắn mình bị tiêu chảy do viêm đại tràng, bạn cần xem xét thêm các dấu hiệu liên quan như:

  • Trong phân có kèm dịch nhầy hoặc máu.
  • Tiêu chảy kèm theo đau bụng dưới, đi ngoài xong vẫn thấy đau.
  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài tới vài tuần.
  • Có thể bị sốt nhẹ và mệt mỏi.
  • Đại tiện mót hoặc đại tiện xong vẫn muốn đi tiếp.
  • Đau bụng quanh rốn, đặc biệt vùng bụng dưới bên trái.
  • Bụng đầy chướng, căng hơi.

Khi có những dấu hiệu này, bệnh nhân nên đi thăm khám để được điều trị triệt để. Việc điều trị tại nhà có thể khiến bệnh tái phát nặng hơn sau đó. 

Người bị viêm đại tràng có thể đi tiêu chảy tới 10 lần/ngày

Điều trị viêm đại tràng tiêu chảy

Điều trị tiêu chảy do viêm đại tràng sẽ vừa phải cầm tiêu chảy, vừa diệt tận gốc nguyên nhân viêm đại tràng. Một số loại thuốc sẽ được chỉ định gồm có: 

  • Diarsed: Uống 2 viên/lần nếu bị tiêu chảy cấp. Và uống 1-2 viên/ngày trong 5-7 ngày nếu bị tiêu chảy mạn tính.
  • Loperamide: Khởi đầu uống 2 viên. Nếu tiêu chảy vẫn tiếp diễn thì cứ cách 4h lại uống 1 viên.
  • Trường hợp cả hai thuốc trên đều không hiệu quả, các bác sĩ sẽ chuyển qua Imodium, Actapulgite hoặc Smecta.

Bên cạnh thuốc tiêu chảy, cần phối hợp dùng các thuốc kháng sinh để diệt hại khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng. Chúng là nguyên nhân gây viêm đại tràng và tiêu chảy. Chỉ khi loại bỏ chúng, tình trạng tiêu chảy mới được dứt điểm. Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định sau khi thực hiện các xét nghiệm tìm kí sinh trùng, vi khuẩn, virus. Việc dùng sai thuốc vừa không có hiệu quả vừa có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

Trường hợp bệnh nhân có thêm triệu chứng đau bụng sẽ chỉ định dùng các thuốc giảm đau. Các loại phổ biến có thể kể tới Spasfon, No-spa, Duspatalin… Liều lượng tùy thuộc vào mức độ đau của mỗi người. Ngoài tác dụng giảm đau, co thắt, các loại thuốc này còn giúp giảm đầy bụng, chướng hơi. 

Diệt hại khuẩn, cân bằng vi sinh là biện pháp điều trị tận gốc tiêu chảy do viêm đại tràng

Viêm đại tràng tiêu chảy nên ăn gì

Khi bị viêm đại tràng tiêu chảy, người bệnh nên ăn các món sau:

  • Đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, món hầm nhừ…
  • Các món ăn, thức uống giúp giảm tiêu chảy như trứng gà lá mơ, cháo gà ngải cứu, nước lá ổi, trà gừng…
  • Ăn nhiều acid béo, omega 3 (có trong các loại cá). 
  • Uống bổ sung men lợi khuẩn, probiotic. Có thể ăn sữa chua nếu tiền sử không dị ứng lactose.

Ngoài ra, khi bị tiêu chảy, bệnh nhân cần ăn ít các món giàu chất xơ không tan như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch.
  • Một số loại rau củ (củ cải đường, bắp cải, đậu hà lan, atiso, khoai lang…).
  • Một số loại quả (chuối, dâu, lê, bơ,…).
  • Hạn chế các loại đồ ngọt (đặc biệt socola) và các chế phẩm từ sữa.

Đặc biệt, khi bị viêm đại tràng tiêu chảy, bạn nên ăn chín, uống sôi. Hãy đảm bảo không ăn các món gỏi, đồ sống. Chúng có thể chứa rất nhiều vi khuẩn và virus gây viêm đại tràng và tiêu chảy. Bạn cũng nên uống đủ 1,5-3l nước/ngày. Điều này giúp ngăn nguy cơ mất nước, mệt mỏi và trụy tim.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x