Chi tiết về căn bệnh ung thư đại tràng khiến nhiều người khốn khổ
-
Tác giả:
-
Ngày đăng:
28/07/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
783
Nội dung bài viết
ToggleTheo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế Globocan, tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư đại tràng ngày càng tăng ở Việt Nam. Đây là căn bệnh được các chuyên gia đánh giá là nguy hiểm thứ 4 trong 10 loại ung thư nguy hiểm nhất. Vậy căn bệnh này được hiểu như thế nào? Thời gian sống khi mắc bệnh là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
1. Ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng (Colon Cancer) là bệnh lý ác tính xảy ra ở đại tràng (hay ruột già). Bệnh xuất hiện khi các tế bào tăng trưởng bất thường ở khu vực đại tràng. Sau khi hình thành và phát triển ở thành đại tràng, những tế bào ác tính theo thời gian sẽ tấn công vào mạch máu hoặc mạch bạch huyết ở gần, rồi di chuyển tới các hạch bạch huyết và cơ quan xa.
2. Các dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc ung thư đại tràng
Người mắc ung thư đại tràng thường rất khó nhận biết, bởi các triệu chứng của căn bệnh này biểu hiện không rõ ràng. Một số dấu hiệu có thể làm căn cứ như:
- Phân có hình dạng dẹt hơn, có mùi tanh.
- Xuất hiện máu hoặc chất đàm nhớt trong phân.
- Tiêu chảy, táo bón, cảm giác đại tiện không sạch, không hết phân.
- Đau bụng, nôn ói,chướng bụng, khó tiêu.
- Sụt cân nhanh, thiếu máu không rõ nguyên do.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Do những triệu chứng trên rất mờ nhạt nên người bệnh thường chủ quan, bỏ qua các giai đoạn chữa trị tốt nhất. Vì vậy, ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hoá, bệnh nhân cần đến bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín để tầm soát và điều trị.
3. Các giai đoạn phát triển của ung thư đại tràng
Dựa vào cấu trúc của đại tràng và cách thức các tế bào ung thư hoạt động, ung thư đại tràng được chia làm 5 giai đoạn chính:
3.1 Ung thư đại tràng giai đoạn 0 – 1
Đây là giai đoạn khởi phát, lúc này tế bào ung thư vẫn chỉ giới hạn trong đại tràng nên ít xuất hiện triệu chứng.
3.2 Ung thư đại tràng giai đoạn 2
Ở thời điểm này, tế bào ung thư đại tràng bắt đầu di căn ra các vùng lân cận nhưng chưa đi xa. Thời kỳ này còn được chia ra làm 3 giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn 2A: Ung thư vừa mới bắt đầu quá trình xâm lấn nhưng chưa di căn.
- Giai đoạn 2B: Ung thư đã di căn nhưng chưa đi xa, chưa di căn hạch.
- Giai đoạn 2C: Ung thư đã xâm lấn các vùng lân cận, chưa di căn hạch.
3.3 Ung thư đại tràng giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3, các tế bào ung thư đại tràng ác tính đã bắt đầu lan ra các hạch bạch huyết gần đó nhưng vẫn chưa lan ra các bộ phận khác. Ung thư đại tràng giai đoạn 3 cũng gồm 3 cấp độ:
- Giai đoạn 3A: Là lúc các hạch bạch huyết ở gần bị lấn tới.
- Giai đoạn 3B: Trên 2 hạch bạch huyết đã bị xâm lấn.
- Giai đoạn 3C: Tế bào ung thư đại tràng ác tính đã ảnh hưởng xấu trên 4 hạch bạch huyết ở xa.
3.4 Ung thư đại tràng giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối cùng của ung thư đại tràng. Giai đoạn này có thể chia làm 3 giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn 4A: Diễn ra khi các cơ quan ở gần như phổi hoặc gan bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn 4B: Các tế bào ung thư di căn tới nhiều vùng hoặc cơ quan ở xa.
- Giai đoạn 4C: Các tế bào ung thư ác tính lan đến các mô của lớp lót mặt trong ổ bụng và có thể lan rộng đến cơ quan khác trong cơ thể người bệnh.
Như vậy, khi ung thư đại tràng diễn tiến đến giai đoạn 3, 4 thì việc điều trị sẽ ngày càng khó khăn, đồng nghĩa với tỉ lệ sống sót của bệnh nhân cũng giảm xuống.
4. Các cách hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng
Theo các bác sĩ, tỉ lệ chữa khỏi ung thư đại tràng có thể lên tới 90% nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Tình trạng này có thể điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch. Dựa trên các thống kê cho thấy, đa phần các bệnh nhân ung thư đại tràng sau điều trị đều có tiên lượng sống là 5 năm.
Các bệnh nhân mắc ung thư đại tràng cần xây dựng và tuân theo một chế độ dinh dưỡng khoa học để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt.
– Cần bổ sung dinh dưỡng từ các nhóm thực phẩm sau:
Người bệnh nên ăn nhiều chất xơ, các thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng canxi, bổ sung vitamin D, uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp nước cho cơ thể và tránh táo bón. Ngoài ra, người bệnh ung thư đại tràng nên chia nhỏ bữa ăn và ăn các loại thức ăn lỏng để dễ tiêu hóa.
– Nhóm các thực phẩm nên tránh:
Người bệnh cần tránh các nhóm thực phẩm có thịt đỏ, đồ ăn nhanh; không nên ăn các đồ quá mặn, các loại đồ ăn lên men, sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp vận động, tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, giữ vững tinh thần lạc quan trong quá trình điều trị.
Như vậy, ung thư đại tràng là một căn bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh lại vô cùng ít ỏi và trùng với một số tình trạng thông thường như: trĩ, viêm đại tràng… nên khi phát hiện thường ở giai đoạn cuối. Chính vì thế, khi có các dấu hiệu của ung thư đại tràng, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán sớm.