Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích khi mang thai
-
Ngày đăng:
24/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
111
Nội dung bài viết
ToggleHội chứng ruột kích thích khi mang thai là một trong những nỗi ám ảnh của các mẹ bầu. Nếu không được kiểm soát kịp thời và đúng cách, hội chứng này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người mẹ mà còn là mối nguy hiểm cho thai nhi. Vậy bà bầu bị hội chứng ruột kích thích sẽ có những biểu hiện gì và làm sao để điều trị bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé? Tìm hiểu ngay tại nội dung dưới đây.
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng của ruột gây nên tình trạng đau bụng, đầy chướng hơi, đi ngoài hoặc/và táo bón. Theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao gấp 2 lần nam giới. Nguyên nhân đến từ sự thay đổi của nội tiết tố hàng tháng, cũng như vấn đề chung về sức khỏe, đặc biệt ở giai đoạn mang thai.
Các triệu chứng khi bà bầu bị hội chứng ruột kích thích thường thay đổi theo từng giai đoạn. Ba tháng đầu thai kỳ, các mẹ thường dễ bị tiêu chảy, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn. Ngược lại vào 3 tháng cuối thai kỳ, họ lại có nguy cơ bị táo bón, đầy hơi khó tiêu, phân có chất nhầy (không kèm theo máu) nhiều hơn. Một số trường hợp nặng, bà bầu có thể bị hội chứng ruột kích thích trong suốt thai kỳ với các triệu chứng tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Hội chứng ruột kích thích khi mang thai xảy ra chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
- Căng thẳng, lo lắng được xếp vào một trong những yếu tố hàng đầu khởi phát và làm nặng hơn triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
- Mất cân bằng nội tiết tố nữ trong giai đoạn thai kỳ (hormone progesterone tăng cao) khiến cho nhu động ruột hoạt động yếu đi.
- Áp lực của thai nhi đang lớn trong tử cung đè lên dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển thức ăn vào ruột.
- Bổ sung quá nhiều sắt làm cho tình trạng táo bón ở bà bầu trở nên tồi tệ hơn.
- Chế độ ăn uống bị thay đổi khiến hệ thống tiêu hóa chưa kịp thích nghi, từ đó dẫn đến những rối loạn hoạt động cũng như tính nhạy cảm của nhu động ruột.
Hội chứng ruột kích thích khi mang thai có nguy hiểm không
Hội chứng ruột kích thích gây rất nhiều phiền toái cho mẹ bầu. Nó không chỉ làm giảm chất lượng sống, sức khỏe mà còn khiến tâm lý (vốn rất nhạy cảm) của thai phụ thêm tồi tệ hơn. Bà bầu bị hội chứng ruột kích thích rất dễ bị sụt cân, kéo theo hệ quả là không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, em bé sinh ra còi cọc, thiếu cân.
Hội chứng ruột kích thích gây tiêu chảy hoặc mất nước nhiều có thể dẫn đến sinh non. Còn nếu bị táo bón kéo dài có thể dẫn đến chảy máu trực tràng, bị trĩ (khá phổ biến). Ngoài ra, bà bầu bị hội chứng ruột kích thích nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến sảy thai thậm chí mang thai ngoài tử cung.
Làm sao để kiểm soát hội chứng ruột kích thích khi mang thai
- Dùng thuốc: Đây luôn là phương pháp “không được chào đón”. Tuy nhiên nếu tình trạng hội chứng ruột kích thích khi mang thai quá trầm trọng, hãy sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Thai phụ cần tuân thủ liều dùng, đồng thời hỏi thêm ý kiến của bác sĩ sản khoa để đảm bảo an toàn hơn cho cả mẹ và con.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn, đặc biệt là các loại trái cây mọng như việt quất, cam, dâu tây; các loại rau xanh; ngũ cốc nguyên hạt; bánh mì;… Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên giòn, đồ cay, đồ uống có chứa cafein, gas, cồn,… Không chỉ vậy, hãy chia nhỏ bữa ăn (6-8 bữa/ngày) để giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Bổ sung men vi sinh: Có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng, hoặc đơn giản nhất là hãy ăn sữa chua thường xuyên. Mẹ bầu sẽ cảm thấy bớt chướng hơi và khó tiêu đi nhiều.
- Tập thể dục, yoga: Hãy cho cơ thể và tinh thần được thư giãn từ những bài tập luyện đơn giản. Tập thể dục đúng cách còn giúp cho nâng cao hiệu suất làm việc của hệ tiêu hóa.
Hội chứng ruột kích thích khi mang thai khá phổ biến, tuy nhiên mẹ bầu đừng quá lo lắng. Căn bệnh này có thể kiểm soát tốt tại nhà và thường sẽ giảm hoặc hết sau khi sinh. Một em bé đang yêu vẫn đang lớn lên và đợi ngày gặp mẹ. Hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt với một tinh thần thoải mái nhất có thể để chờ đón bé yêu chào đời nhé.