Skip to main content

Thụt tháo đại tràng và những điều cần biết

  • Ngày đăng:

    18/03/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    18/03/2024
  • Số lần xem

    22

Thụt tháo đại tràng và những điều cần biết

Thụt tháo đại tràng là thủ thuật làm sạch đại tràng, mềm phân và giúp thành ruột được mở rộng. Thủ thuật này được sử dụng phổ biến khi mọi người mắc một số bệnh lý liên quan đến trực tràng và đại tràng.

Thụt tháo đại tràng là gì? Đối tượng cần thụt tháo đại tràng

Thụt tháo đại tràng là kĩ thuật cần được thực hiện tại bệnh viện, với các bác sĩ có kinh nghiệm nhằm mục đích làm mềm, lỏng phân. Để tiến hành, các bác sĩ sẽ đưa nước vào hậu môn giúp thành ruột nở rộng. Khi đó, ruột bị kích thích co lại đồng thời đẩy phân ra khỏi hậu môn.

Bác sĩ tư vấn về thụt tháo đại tràng

Không phải bất cứ ai cũng cần thụt tháo đại tràng mà chỉ thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ, cụ thể:

  • Người bị táo bón lâu ngày.
  • Bệnh nhân trước khi thực hiện thủ thuật nội soi đại tràng, ổ bụng, trực tràng.
  • Bệnh nhân trước khi chụp x quang đại tràng.
  • Bệnh nhân trước khi thực hiện phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật đại tràng.
  • Phụ nữ trước khi sinh.
  • Người bệnh cần hấp thụ tối đa thuốc làm sạch đại tràng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ chống chỉ định thụt tháo đại tràng với bệnh nhân:

  • Người bệnh tắc xoắn ruột.
  • Người bệnh viêm ruột thừa.
  • Người bệnh có nguy cơ thủng ruột do viêm hoại tử ruột.
  • Bệnh nhân có tổn thương tại trực tràng và hậu môn.

Thụt tháo đại tràng có đau không?

Rất nhiều bệnh nhân lo ngại, thụt tháo đại tràng có gây đau không. Theo các bác sĩ, khi thực hiện thủ thuật này, đa phần bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi khó chịu và nhói một lúc nhưng sẽ không kéo dài.

Đầu tiên, khi bác sĩ đưa ống thông vào trực tràng, phản xạ đầu tiên của cơ thể sẽ hơi đẩy nhẹ dị vật ra ngoài nên sẽ cảm thấy đau và khó chịu. Khi bơm nước vào đại tràng thông qua ống thông, nhiều người sẽ có triệu chứng đau, muốn đi đại tiện. Tuy nhiên, tất cả những cảm giác này đều là bình thường và sẽ thuyên giảm ngay sau đó.

Kĩ thuật thụt tháo đại tràng tuy có gây một chút bất tiện cho người bệnh nhưng lại vô cùng cần thiết, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Quy trình thụt tháo đại tràng

Tại các bệnh viện lớn, khi thực hiện thủ thuật thụt tháo đại tràng thông thường sẽ có quy trình như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem lại hồ sơ bệnh án để chắc chắn chính xác bệnh nhân cần thực hiện thủ thuật này.
  • Tiếp đó, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về thụt và sử dụng dung dịch thụt tháo.
  • Bác sĩ sẽ thông báo với người bệnh về những kỹ thuật sắp tiến hành và mục đích của nó. Nếu người bệnh đã rơi vào trạng thái hôn mê, bác sĩ sẽ giải thích với người nhà bệnh nhân.
  • Bác sĩ sẽ chuẩn bị những dụng cụ cần thiết bao gồm: canuyn thụt tháo, bốc thụt, dung dịch thụt, dầu bôi trơn, hệ thống dây dẫn, găng tay, giấy vệ sinh, chậu nước, đệm không thấm nước, panh kẹp, bô dẹt, xà phòng, khăn tắm và chậu nước.
Mô hình đại tràng
  • Thực hiện thủ thuật: Bệnh nhân được che kín, gắn canuyn thụt tháo vào dây dẫn, gắn dây dẫn vào bốc thụt đồng thời để lộ hậu môn. Bác sĩ đặt bô dẹt vào vị trí phù hợp rồi treo cao bình chứa, kẹp ống lại. Sau khi đưa dung dịch vào trực tràng, bác sĩ rút ống ra và nút lại vùng hậu môn. Cuối cùng là thu dọn dụng cụ, giúp bệnh nhân đi đại tiện, vệ sinh hậu môn rồi ghi chép lại đặc điểm của phân.

Mẹo làm sạch đại tràng tự nhiên tại nhà

Ngoài những trường hợp được chỉ định để thụt tháo đại tràng tại bệnh viện, mọi người có thể làm sạch đại tràng bằng một số phương pháp đơn giản ngay tại nhà. Mục đích của việc làm này là giúp đại tràng luôn sạch sẽ, tránh tích tụ chất thải và mắc một số bệnh nguy hiểm.

Một số mẹo dưới đây đã được nhiều người áp dụng và khá hiệu quả:

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Theo nghiên cứu, trong chất xơ chứa nhiều cellulose có khả năng ngăn ngừa táo bón, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Mọi người nên ăn nhiều rau xanh, nhất là những rau có màu xanh đậm, quả mâm xôi…
  • Dùng nước muối: Nước muối là nguyên liệu sẵn có với nhiều công dụng khác nhau, trong đó có đào thải chất cặn bã ra khỏi đại tràng. Khi kết hợp cùng bài tập yoga, nước muối còn giúp nâng cao miễn dịch hệ tiêu hóa, kháng khuẩn, trị táo bón. Mọi người chỉ cần uống nước muối ấm trước khi ăn sáng để làm sạch đại tràng mỗi ngày.
Uống nước muối hàng ngày để làm sạch đại tràng
  • Uống nhiều nước: Uống quá ít nước là nguyên nhân gây ra táo bón khá phổ biến hiện nay. Để phòng chống các bệnh đường tiêu hóa và làm sạch đại tràng, mọi người cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Kết hợp cùng những loại trái cây nhiều nước cũng là cách tốt để bảo vệ đại tràng của bạn.
  • Thêm tinh bột kháng vào chế độ ăn uống: Tinh bột kháng là chất có nhiều trong các loại đậu, khoai tây, chuối xanh, ngũ cốc…. giúp tăng sức khỏe đại tràng và hệ vi sinh đường ruột.
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây, rau củ như kiwi, cải xoăn, dâu tây, bông cải xanh, chanh… là một mẹo thụt tháo đại tràng tự nhiên mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày.

Tóm lại, bài viết đã cung cấp những kiến thức đầy đủ về thụt tháo đại tràng. Việc làm này không chỉ giúp nhuận tràng mà còn tạo điều kiện để hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn. Chúc mọi người nhiều sức khỏe!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x