Phân Biệt Hội Chứng Ruột Kích Thích Và Viêm Đại Tràng Chuẩn Nhất
-
Tác giả:
-
Ngày đăng:
19/08/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
189
Nội dung bài viết
ToggleHội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng có triệu chứng khá giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Đáng chú ý, trong khi hội chứng ruột kích thích không gây ra các tổn thương thì bệnh viêm lại tràng lại có những biến chứng rất nghiêm trọng. Nếu không phân biệt rõ hai căn bệnh này, bạn có thể chữa sai cách và nhận phải những hậu quả nặng nề.
Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng kích thích
Đại tràng là một trong những đoạn cuối của ống tiêu hóa. Đây là khu vực xử lý các chất cặn bã của cơ thể và tạo phân. Tại đây cũng hấp thu một phần nước của các chất thải để tạo khuôn cho phân và đẩy ra ngoài. Viêm đại tràng ruột kích thích là các bệnh lý phổ biến ở cơ quan này. Chúng có triệu chứng tương tự nhau nhưng mức độ nguy hiểm lại hoàn toàn khác.
Đại tràng ruột kích thích là gì?
Hội chứng đại tràng kích thích, viêm đại tràng kích thích, đại tràng ruột kích thích hay hội chứng ruột kích thích đại tràng co thắt đều là tên gọi khác nhau của cùng một căn bệnh. Đây là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng khi không tồn tại bất kì tổn thương thực thể nào ở đại tràng. Bệnh có liên quan nhiều tới vấn đề tâm lý nên ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa. Đặc biệt hay xuất hiện ở những người có cường độ công việc cao, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi.
Viêm đại tràng là bệnh gì?
Trong khi hội chứng đại tràng kích thích không gây ra tổn thương thì bệnh viêm đại tràng lại tạo ra các vết viêm, trợt, xung huyết ở niêm mạc. Mức độ tổn thương càng nặng, triệu chứng của người bệnh càng trở nên nghiêm trọng.
Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng đều có các triệu chứng như đau quặn bụng dưới, rối loạn đại tiện (táo bón, tiêu chảy), đầy bụng, chướng hơi. Vậy làm thế nào để phân biệt hai tình trạng này?
Cách phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng
Hội chứng ruột kích thích | Viêm đại tràng |
Nguyên nhân | |
Do rối loạn cơ năng và ảnh hưởng từ các kích thích thần kinh. | Do ký sinh trùng, nhiễm khuẩn trong quá trình ăn uống hoặc sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đại tràng (thường xảy ra khi sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày). |
Hình ảnh nội soi | |
Khi bị đại tràng ruột kích thích, niêm mạc đại tràng lành lặn không có dấu hiệu viêm nhiễm, không có tổn thương. | Niêm mạc đại tràng tổn thương, có các ổ loét, viêm, xung huyết. |
Yếu tố thần kinh | |
Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng khác nhau cơ bản chính là ở yếu tố thần kinh. Ở tình trạng đại tràng ruột kích thích, người bệnh thường xuyên stress, mệt mỏi. Khi phải làm việc cường độ cao, căng thẳng sẽ có cảm giác đau bụng và muốn đi ngoài. | Trái lại, người bị viêm đại tràng ít ảnh hưởng bởi yếu tố thần kinh. |
Tình trạng đại tiện | |
Thường có cảm giác muốn đi ngoài sau khi ăn. Phân có thể táo hoặc lỏng, thậm chí xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy. | Đi ngoài trên 3 lần/ngày. Phân nát không vào khuôn kèm theo mùi tanh hôi khó chịu. Trong phân có thể lẫn máu hoặc dịch nhầy giống đờm hoặc nước mũi. Thỉnh thoảng bệnh nhân có thể bị tiêu chảy xen kẽ táo bón. |
Triệu chứng đau | |
Khi bị hội chứng đại tràng kích thích, cơn đau sẽ quặn từng cơn ở vùng bụng dưới. Đau dữ dội và những chỗ bụng đau bị căng và cộm lên, thậm chí có thể cảm nhận được từng cơn co thắt của đại tràng. | Khi bị viêm đại tràng, bệnh nhân không có biểu hiện căng cứng bụng, các cơn đau cố định ở 1 chỗ. Đau lâm râm kéo dài. |
Chướng bụng, đầy hơi |
|
Diễn ra nghiêm trọng, đặc biệt sau bữa ăn. Triệu chứng sẽ giảm nếu đi đại tiện hoặc trung tiện. | Triệu chứng vừa phải, không dữ dội. |
Triệu chứng khác |
|
Ngoài các triệu chứng ở đại tràng, bệnh nhân bị đại tràng ruột kích thích thường bị hồi hộp, mất ngủ, tim đập nhanh, lo âu kéo dài. | Không gây ra triệu chứng ở khu vực khác |
Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng điều trị như thế nào?
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Bệnh lý ruột kích thích và viêm đại tràng co thắt thực tế không gây ra tổn thương thực thể nào. Do đó, việc điều trị bằng thuốc chỉ mang tính giảm triệu chứng. Cốt lõi nhất vẫn nằm ở chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Những trường hợp nhẹ còn có thể khỏi bệnh chỉ nhờ vào việc thay đổi lối sống, thói quen ăn uống.
Một số loại thuốc thường được chỉ định cho người bị đại tràng ruột kích thích ở mức trung bình và nặng:
- Thuốc điều trị triệu chứng tiêu chảy: Loperamide, Cholestyramine (thuộc nhóm thuốc không kê đơn).
- Thuốc điều trị tình trạng táo bón: Trường hợp táo bón bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một số loại thực phẩm chức năng bổ xung chất xơ. Ngoài ra có thể uống thêm các thuốc có khả năng nhuận tràng.
- Thuốc điều trị tình trạng co thắt, giảm đau: Phloroglucinol và spasmaverin giúp ức chế cơ trơn và giảm tình trạng co thắt ở đại tràng
- Thuốc điều trị đầy bụng, chướng hơi: Trimebutine, Domperidon
- Thuốc hỗ trợ kích thích thần kinh:Sulpiride, Diazepam
Điều trị viêm đại tràng
Do ruột kích thích và viêm đại tràng là hai bệnh lý khác nhau nên phác đồ điều trị cũng không giống nhau. Viêm đại tràng cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh trở nặng và chuyển sang biến chứng nghiêm trọng.
Trường hợp nhẹ sẽ sử dụng các thuốc kê đơn:
- Thuốc kháng sinh diệt khuẩn, ký sinh trùng và chống viêm nhiễm (rất quan trọng, cần được sử dụng đúng liều lượng để tránh kháng thuốc, kháng kháng sinh gây nguy hiểm về sau)
- Thuốc chữa triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón
- Thuốc giảm đau đại tràng
Trường hợp nặng, viêm nhiễm nặng, ổ viêm ở diện rộng và có nguy cơ biến chứng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một đoạn hoặc toàn bộ đại tràng. Tuy nhiên trước khi thực hiện bệnh nhân cũng hết sức cân nhắc về một số biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về hai căn bệnh này để xác định rõ tình trạng của bản thân, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho mình. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để nhận được nhiều thông tin hữu ích nhất!