Skip to main content

Hội chứng ruột kích thích – Hiểu đúng điều trị đúng

  • Ngày đăng:

    24/03/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    24/03/2024
  • Số lần xem

    28

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng sinh lý của ruột, có tính mãn tính. Nó được đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thói quen đi vệ sinh bất thường (về tần suất và hình dạng phân). Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích sẽ không có bất kỳ một tổn thương nào về mặt giải phẫu hay sinh lý qua thăm khám thường quy.

Hội chứng ruột kích thích không gây ra tổn thương nào trên thực thể

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Theo Rome IV(2016), dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích là đau bụng tái đi tái lại. Nó sẽ xảy ra ít nhất 1 ngày mỗi tuần, trong 3 tháng gần đây, kết hợp với ít nhất 2 tiêu chuẩn dưới đây:

  • Có liên quan đến việc đi tiêu (có nghĩa là triệu chứng đau bụng sẽ tăng hoặc giảm/hết sau khi đi tiêu).
  • Thay đổi số lần đi tiêu (ít hơn bình thường đối với người mắc IBS – thể táo bón và nhiều hơn bình thường đối với người mắc IBS – thể tiêu chảy).
  • Thay đổi hình dạng phân (có thể là dạng cục cứng hoăc phân lỏng nát).

Đau bụng trong hội chứng ruột kích thích có gì đặc biệt?

Đối với người mắc hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy, nhu động ruột quá mạnh sẽ khiến người bệnh thường xuyên buồn đi vệ sinh, số lần đi vượt mức bình thường, thậm chí có cảm giác bị “tào tháo đuổi”. 

Còn đối với người mắc hội chứng ruột kích thích thể táo bón, nhu động ruột yếu khiến người bệnh khó đi vệ sinh, mót rặn, luôn có cảm giác đi ngoài không hết phân, thậm chỉ ngồi vào bồn vệ sinh nhưng không đi được. 

Triệu chứng đau bụng khi bị ruột kích thích có nhiều điểm đặc trưng

Ngoài ra, đau bụng trong hội chứng ruột kích thích còn có những điểm đặc biệt sau đây:

  • Đau không cố định một vùng mà di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Có lúc người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ ở phần bụng dưới rốn, có lúc lại đau ở bên hông trái, hông phải, giữa bụng,…
  • Theo nghiên cứu có đến 80% người mắc hội chứng ruột kích thích sẽ cảm thấy đau bụng sau khi ăn sáng.
  • 67% người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn thậm chí là hết đau bụng sau khi đi tiêu hoặc đánh rắm.
  • Đặc biệt, người bị hội chứng ruột kích thích cực kì nhạy cảm với stress. Chỉ cần căng thẳng một chút là buồn đi vệ sinh.

Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải những triệu chứng khác như tiểu khó, rối loạn kinh nguyệt, đau cơ, nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, dễ hồi hộp, đau ngực, chóng mặt,…

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Stress là một trong những nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Vì không có yếu tố tổn thương thực thể nên cho đến nay, nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, người ta có thể xác định các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc hội chứng ruột kích thích bao gồm:

Yếu tố sinh lý:

  • Chế độ ăn: Ăn nhiều dầu mỡ, chất béo động vật, ít chất xơ. Ăn tùy hứng và không theo giờ giấc cụ thể.
  • Nhiễm trùng tiêu hóa: Bệnh nhân có tiền sử bị nhiễm trùng đường ruột, đại tràng từng bị tổn thương do ngộ độc thức ăn hoặc viêm đại tràng.
  • Di truyền: Ở các cặp sinh đôi cùng trứng, tỉ lệ cùng mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. Hội chứng ruột kích thích và khó tiêu chức năng còn xuất hiện theo gia đình.
  • Hormon: Phụ nữ có nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích cao gấp 2-3 lần so với nam giới, phần lớn là do sự thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.

Yếu tố tâm lý:

Lo âu, stress là một yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng ruột kích thích. Khi chúng ta căng thẳng, nhu động ruột bị rối loạn hoạt động gây ra các cơn đau co thắt. Đồng thời các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, con người rất dễ gặp các vấn đề về tâm lý và rối loạn tinh thần, đặc biệt đối tượng trẻ tuổi. Chính vì thế, độ tuổi phổ biến của hội chứng ruột kích thích thường nằm dưới 40.

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của ruột

Dù không phải là căn bệnh có tính nguy hiểm cấp nhưng hội chứng ruột kích thích nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu của ruột. Người bệnh có nguy cơ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, thậm chí suy nhược cơ thể (tình trạng này được gọi là rối loạn hấp thu trong hội chứng ruột kích thích).

Nếu kéo dài triền miên, bệnh nhân sẽ cảm thấy lo lắng, bất an, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và giấc ngủ. Đối với người bị hội chứng ruột kích thích thể táo bón, bệnh trĩ là một trong những biến chứng khó tránh khỏi. 

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?

Chính vì chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, nên rất khó để điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích. Điều trị triệu chứng là biện pháp hợp lý và hữu ích, bệnh nhân gặp phải triệu chứng gì thì sẽ điều trị triệu chứng đó. Ví dụ có đau bụng thì dùng thuốc giảm đau, giảm co thắt. Trường hợp tiêu chảy thì cầm tiêu chảy, táo bón thì dùng thuốc nhuận tràng,…

Hội chứng ruột kích thích không hề đáng sợ và chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nó. Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái nhất. Điều này sẽ giúp bạn chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x