Skip to main content

Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì mới tốt

  • Ngày đăng:

    24/03/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    24/03/2024
  • Số lần xem

    19

Thực phẩm là một trong những tác nhân có thể gây tăng hoặc giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Tùy theo từng triệu chứng gặp phải mà mỗi người bệnh sẽ cần áp dụng những chế độ ăn khác nhau. Vậy hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì, tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Chế độ ăn ảnh hưởng tới tình trạng ruột kích thích

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì – Những nguyên tắc cần nhớ

Thức ăn có vai trò rất quan trọng trong việc tăng tính nhạy cảm và làm thay đổi nhu động ruột trong hội chứng ruột kích thích. Các nhà khoa học nhận thấy rằng việc ăn các thức ăn chứa nhiều carbohydrate chuỗi ngắn (FODMAP) như lactose, fructose (ví dụ: táo, đậu, súp lơ) có thể làm khởi phát các triệu chứng bệnh.

Nguyên nhân do FODMAP không được hấp thu tại ruột, trở thành các chất hòa tan, kéo nước qua thành ruột vào trong lòng ruột. Chúng  kích thích tăng nhạy cảm gây cảm giác đau bụng. Ngoài ra lượng nước dư thừa có thể làm co thắt cơ trơn thành ruột và gây ra tiêu chảy. Các FODMAP không được hấp thu sẽ được vi khuẩn đường ruột chuyển hóa. Hệ quả là tạo ra khí và làm cho người bệnh cảm giác bị chướng bụng, đầy hơi.

Chế độ ăn ít FODMAP rất tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Ngoài những lưu ý về các loại thức ăn chứa nhiều carbohydrate chuỗi ngắn, thì người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì còn phụ thuộc vào thể bệnh (táo bón/tiêu chảy/hỗn hợp/không xác định). Cụ thể:

  • Người hay bị táo bón nên ăn những thức ăn có nhiều nước và giàu chất xơ.
  • Người hay bị tiêu chảy thì lại nên cắt giảm các thực phẩm chứa nhiều nước, hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều đường.

Top những loại thực phẩm mà người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn

  • Trứng: Trứng giàu protein, rất dễ tiêu hóa và là một lựa chọn lý tưởng cho người mắc hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể chế biến trứng bằng cách luộc chín, rán hoặc ốp la. Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa trứng của mỗi người là khác nhau. Vì vậy trước khi lựa chọn thực phẩm này nằm trong chế độ ăn chính, bạn hãy bắt đầu với một lượng nhỏ vừa đủ và chia nhiều bữa.
  • Thịt nạc: Protein trong thịt nạc được tiêu hóa dễ dàng và các vi khuẩn đường ruột có thể phân hủy mà không lên men, không tạo ra khí. Một số loại thịt nạc mà người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn như thịt lợn, ức gà, thịt bò nạc…
  • Cá hồi và các loại cá khác giàu omega-3: Các loại thực phẩm này giúp chống viêm mạnh mẽ. Chúng rất phù hợp cho những người dễ mắc hoặc đang mắc nhiễm khuẩn đường ruột. Một số loại cá giàu omega – 3 có thể kể đến như cá trích, cá cơm, cá hồi, cá thu,… 
  • Thực phẩm ít FODMAP. Dưới đây là danh sách những loại trái cây, rau, quả hạch và hạt có hàm lượng FODMAP thấp:
  • Ớt chuông
  • Cà rốt
  • Ngô
  • Cà tím
  • Đậu xanh
  • Khoai tây và khoai lang
  • Cà chua
  • Quả bí
  • Xà lách
  • Củ cải
  • Rau mồng tơi
  • Trái bơ
  • Chuối
  • Việt quất
  • Dưa lưới
  • Quả nho
  • Quả kiwi
  • Quả dâu
  • Quả dứa
  • Hạt mắc ca

Top thực phẩm người mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn

Người mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì để không làm bùng phát và nặng hơn là câu hỏi cũng được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là các nhóm thực phẩm người mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn:

  • Trái cây chứa hàm lượng fructose cao như táo, lê, dưa hấu.
  • Đậu và các loại đậu thuộc nhóm thực phẩm chứa hàm lượng cao carbohydrate, vì vậy hãy tránh xa loại thực phẩm này nếu không muốn bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa cafein như trà, cà phê, soda, sô cô la.
  • Hạn chế ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn sẵn, đồ chiên rán…
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và nước uống có gas, cồn.
Không nên sử dụng nhiều cà phê khi bị hội chứng ruột kích thích

Những lưu ý khác về chế độ dinh dưỡng cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Ngoài việc ghi nhớ hội chứng ruột kích thích nên ăn gì thì người bệnh cũng cần phải lưu ý những điểm sau trong chế độ ăn của mình:

  • Lựa chọn những thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không có chất bảo quản.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày (có thể chia thành 6 bữa) để hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn một lúc sẽ kích thích tính nhạy cảm và thay đổi như động ruột.
  • Nhai kỹ, ăn chậm để thức ăn được nghiền nát, dễ tiêu hóa, giảm tải hoạt động tại dạ dày – ruột.
  • Hãy cố gắng duy trì một chế độ cân bằng dinh dưỡng nhất có thể, ăn uống đúng bữa, không ăn muộn, không ăn xong rồi nằm luôn,…
  • Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài tập yoga, thiền để giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa được dễ dàng và thuận lợi hơn, góp phần giảm thiểu các đợt bùng phát của bệnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp vấn đề “Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?”.Kết hợp một chế độ ăn khoa học cùng với liệu pháp tâm lý và nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ giúp kiểm soát bệnh đến 70%. Người bệnh hoàn toàn có thể chung sống dễ dàng với căn tình trạng này mà không cần phải lạm dụng vào thuốc điều trị quá nhiều.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x