4 điều bắt buộc phải biết khi cắt polyp đại tràng
-
Ngày đăng:
21/03/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
327
Nội dung bài viết
TogglePolyp đại tràng là căn bệnh rất phổ biến cả ở nam và nữ. Nhiều người bệnh thường rất hoang mang, lo sợ vì không biết có thể loại bỏ Polyp đại tràng không? Vậy cắt Polyp đại tràng là gì? Sau khi cắt có bị mọc lại không? Hãy cùng chuyên gia đi tìm hiểu nhé!
Polyp đại tràng là gì? Tại sao phải cắt Polyp đại tràng?
Trên thực tế, khi bị chẩn đoán mắc polyp đại tràng người bệnh không cần quá lo sợ bởi đa phần chúng đều lành tính. Chỉ cần cắt đi là có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.
Polyp đại tràng là gì?
Polyp đại tràng là cụm tế bào nhỏ hình thành và phát triển trên niêm mạc đại tràng hay ruột già. Nó được hình thành một cách bất thường trên bề mặt, trong lòng và thành ruột già.
Đa phần các polyp đại tràng là vô hại tuy nhiên nếu không can thiệp thủ thuật cắt bỏ kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng chảy máu tiêu hóa, tắc ruột và có thể phát triển thành ung thư.
Có hai loại polyp đại tràng phổ biến:
- Các polyp tăng sản và viêm: Thường loại này không có nguy cơ phát triển thành polyp đại tràng ác tính.
- Các u tuyến hay còn gọi là các polyp tuyến: Loại này có thể trở thành ung thư đại tràng.
Tại sao phải cắt Polyp đại tràng?
Câu hỏi đặt ra là “polyp đại tràng có nên cắt không?” Dựa trên các thống kê về ung thư đại tràng, tất cả các polyp dù to hay nhỏ đều tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Do đó, việc cắt bỏ dù lành tính hay ác tính sẽ loại bỏ được mối lo ngại trên.
Bệnh lý này có thể gặp phải ở cả nam lẫn nữ nhất là trong độ tuổi 40-50. Vì vậy, nên cắt polyp đại tràng cho người bệnh càng sớm càng tốt. Nếu để lâu sẽ gây ra các căn bệnh về tiêu hóa, nguy cơ ung thư sẽ càng cao.
Polyp đại tràng có mọc lại sau khi cắt không?
Theo quan điểm của các chuyên gia y học, sau khi cắt polyp đại tràng chúng sẽ hiếm khi mọc trở lại nếu kỹ thuật cắt tốt.
Trong thực tế, phải có ít nhất 30% bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt polyp đại tràng bị mọc lại. Chúng có thể mọc ở vị trí cũ hoặc các vị trí xung quanh ruột.
Chính vì vậy, để giảm nguy cơ mọc lại sau phẫu thuật, người bệnh không nên chủ quan và cần phải tái khám thường xuyên. Sau cắt polyp đại tràng, người bệnh sẽ được khuyến cáo thời gian tái khám định kỳ. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định uống một số loại thuốc để ức chế và giảm nguy cơ phát triển polyp mới.
Chi phí cắt Polyp đại tràng có đắt không?
Như đã nói, việc cắt polyp đại tràng là cần thiết vì theo thời gian một số chúng có thể phát triển thành ung thư. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được tư vấn lợi ích và các nguy cơ biến chứng sau ca mổ. Bởi vì các biến chứng xảy ra sẽ hiếm gặp nhưng không phải không thể xảy ra.
Chi phí loại bỏ polyp phụ thuộc vào cơ sở y tế, kích thước, số lượng polyp và kỹ thuật cắt. Thông thường, chi phí nội soi có mức giá dao động khoảng 800.000đ – 2.500.000đ/ 1 polyp được cắt.
Sau khi cắt Polyp đại tràng nên ăn gì?
Để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa polyp tái phát lại, người bệnh sau khi cắt polyp đại tràng nên ăn gì? Dưới đây là các thực phẩm, chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh:
– Thực phẩm chứa nhiều protein
Người bệnh cần bổ sung nhiều protein giúp vết thương mau lành và hồi phục sức khỏe. Một số loại thực phẩm chứa nhiều protein người bệnh nên ăn như:
- Các thực phẩm được làm từ các loại hạt đậu phộng, đậu nành như đậu hũ…
- Các loại trứng
- Các loại cá giàu chất đạm như cá ngừ, cá hồi…
- Các loại thịt : ức gà, thịt lợn nạc…
– Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh
Chất béo không bão hòa là chất không thể thiếu trong các bữa ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch để hấp thụ các vitamin A, D, E tan trong dầu. Vì thế, người bệnh cần bổ sung các chất này vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Chất béo này có trong một số loại dầu như dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành…
Dù là chất béo lành mạnh nhưng người bệnh nên dùng ở mức độ vừa phải, chế độ ăn vẫn nên ưu tiên các thức ăn chế biến bằng phương pháp luộc và hấp.
– Rau củ quả, trái cây và các chất xơ tự nhiên
Rau củ quả chứa chất xơ hòa tan rất tốt đối với hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, còn trong trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Người bệnh cần bổ sung một số loại rau củ quả, trái cây sau:
- Các loại rau quả có độ nhớt như mồng tơi, đậu bắp, rau lang…
- Khoai tây nghiền
- Nước ép trái cây, rau củ quả như táo, lê, dưa hấu, cà rốt… trừ dứa và mận
- Rau diếp
Một số lưu ý về chế độ ăn của người bệnh:
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
- Ghi lại nhật ký ăn uống
- Cần hạn chế tối đa rượu bia, đồ uống có cồn
- Tránh các chất béo bão hòa trong bữa ăn hàng ngày
Bên cạnh việc phải tuân thủ chế độ ăn uống đầy đủ, người bệnh cũng cần tích cực rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục thường xuyên, ngủ sớm và áp dụng lối sống lành mạnh để mau chóng hồi phục.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài trên, người bệnh có thêm kiến thức, thông tin về việc cắt polyp đại tràng đồng thời hỗ trợ xây dựng thực đơn ăn uống hiệu quả. Thường xuyên theo dõi các thông tin sức khỏe dạ dày, đại tràng tại đây.