Chăm Sóc Bệnh Nhân Trước Và Sau Nội Soi Dạ Dày [Chia Sẻ Kinh Nghiệm]
-
Ngày đăng:
05/10/2018 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
292
Nội dung bài viết
ToggleNhững người bị bệnh viêm dạ dày hay loét dạ dày rất dễ tái phát bệnh bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh. Vậy cần lưu ý chăm sóc trước và sau nội soi dạ dày tá tràng như thế nào để họ mau khỏe? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi đó.
1. Dạ dày – Tá tràng là gì?
Dạ dày là đoạn phình ra của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Dạ dày nằm ở vùng thượng vị, dưới hoành trái còn tá tràng là phần đầu của ruột non, kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng – hỗng tràng.
Tá tràng là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa vì là nơi dịch tụy và dịch mật đổ vào để tiêu hóa thức ăn.
2. Nội soi dạ dày tá tràng là gì?
Nội soi dạ dày tá tràng là phương pháp thăm khám trực tiếp hệ tiêu hóa gồm thực quản, dạ dày, tá tràng. Trong quá trình nội soi bác sỹ sẽ luồn một ống soi mềm nhỏ qua đường miệng để khảo sát trong lòng thực quản, dạ dày, tá tràng, từ đó có những chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.
3. Khi nào cần nội soi dạ dày tá tràng?
Soi dạ dày tá tràng được chỉ định khi có một trong các bất thường sau:
- Đau thượng vị, buồn nôn, nôn sau khi ăn, gọi chung là hội chứng dạ dày tá tràng
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Nôn ra máu, đi tiêu phân đen, hoặc thiếu máu không rõ nguyên nhân
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Tầm soát ung thư
- Nội soi kiểm tra sau đợt điều trị
3.1. Chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày tá tràng?
- Bệnh nhân được giải thích kỹ về những lợi ích và tai biến của thủ thuật
- Chiều hôm trước làm nội soi, bệnh nhân ăn nhẹ; sáng hôm làm nội soi nhịn ăn, nhịn uống.
- Cố gắng hợp tác làm theo hướng dẫn khi bác sĩ thực hiện nội soi.
3.2. Chăm sóc người bệnh sau khi nội soi dạ dày tá tràng
- Sữa nguội, tuyệt đối không uống sữa nóng trong vòng 1 giờ sau khi nội soi
- 1 giờ sau khi nội soi dạ dày: người bệnh được cho uống sữa nguội (tuyệt đối không uống nóng)
- 30 phút tiếp theo: nếu người bệnh không nôn thì cho ăn cháo thịt xay nguội.
Một vài ngày sau nên ăn:
- Ăn thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày như thức ăn ngọt, béo.
- Một số thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bánh mì, sữa, lòng trắng trứng…bệnh nhân nên ăn
- Thức ăn mềm như: cháo, súp, các món hầm nhừ…
- Không để bụng đói, không ăn quá no. Chia ra nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ.
Một số loại thực phẩm nên KIÊNG:
- Đồ ăn có tính axít cao như các loại trái cây chua như cam, bưởi, chanh, xoài xanh, giấm…
- Các loại hoa quả chuối tiêu, đu đủ, táo…
- Các loại thực phẩm có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi, cafe, trà, nước ngọ có gas…
- Thức ăn chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, sữa chua…
Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị cho bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày tá tràng một sản phẩm chuyên biệt như CumarGold Giúp hỗ trợ chống oxy hóa, hạn chế các tác nhân gây đau dạ dày, tá tràng, làm nhanh liền sẹo, giảm ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị. Sở dĩ vì sao CumarGold có được điều đó chính là do kích thước siêu nhỏ chỉ với 50 – 70 nm cố định trong hạt polymer thân nước nên tăng độ tan gấp 7.500 lần so với curcumin thường, thẩm thấu vào mạch máu nhanh chóng, sinh khả dụng lên tới 90 -95%, mang lại hiệu quả gấp 40 lần so với các loại Curcumin thông thường.
Theo tính toán của các chuyên gia thì liều sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị là 2-4 viên nang mềm CumarGold thay vì phải ăn tới 4 kg nghệ tươi, uống 24g bột nghệ hay 10 viên nang Curcumin 250mg.
4. Lưu ý trước khi nội soi dạ dày
- Bệnh nhân cần phải thông báo cho bác sĩ biết nếu mắc các bệnh mãn tính về tim, phổi, tăng huyết áp hoặc có biểu hiện rối loạn tinh thần (người nhà cần thông báo cho bác sĩ biết trong trường hợp này).
- Bệnh nhân cần phải thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc dị ứng, hay đang uống các loại thuốc sau : thuốc điều trị bệnh lí về khớp, điều trị viêm thận, thuốc chống đông máu, inssulin (điều trị tiểu đường), uống các loại thuốc có chế phẩm sắt.
- Điều đầu tiên bệnh nhân cần biết rằng nội soi dạ dày – tá tràng hoàn toàn không làm cản trở quá trình hô hấp (thở) trong quá trình soi.
- Nếu bệnh nhân lựa chọn nội soi gây mê, bệnh nhân sẽ ngủ và gần như không cảm nhận – không biết gì trong suốt quá trình soi. Tuy nhiên với lựa chọn này Quý khách hoàn toàn có thể tương tác – phối hợp được với bác sỹ trong quá trình soi.
- Nếu bệnh nhân lựa chọn tiến hành nội soi không gây mê, sau khi soi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, có thể tiến hành công việc khác một cách bình thường. bệnh nhân sẽ có một cảm giác đầy bụng một chút vì trong quá trình soi bác sỹ phải tiến hành bơm hơi để làm căng ống tiêu hóa nhằm tiến hành quan sát bề mặt niêm mạc (trước khi kết thúc soi, bác sỹ sẽ tiến hành hút hơi đó ra nhưng không thể hút hết toàn bộ được). Bên cạnh đó một số trường hợp có thể thấy đau họng và sau một hai ngày cảm giác này sẽ hết.
- Sau khi nội soi tiêu hóa, bệnh nhân sẽ có thể còn cảm giác đau họng sau khi soi dạ dày, hoặc giảm cảm giác đau quặn bụng sau khi soi đại tràng. Các cảm giác này sẽ giảm dần trong ngày.
- Bệnh nhân không nên tự đi xe về vì trong quá trình nội soi có sử dụng thuốc ngủ có thể làm bệnh nhân không tỉnh táo khi lái xe. Trường hợp có những dấu hiệu đau bụng ngày càng nhiều, bụng trướng căng, hoặc đi tiểu ra máu cần nhanh chóng tái khám để được xử lý thích hợp và điều trị kịp thời.
>> Tìm hiểu thêm:
- CumarGold – Thảo dược hỗ trờ điều trị viêm loét dạ dày
- Người chiến thắng viêm loét dạ dày sau 10 năm cực khổ
- Viêm loét dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?
Hi vọng những kiến thức trên phần nào cung cấp cho bạn đọc những kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân nội soi dạ dày tá trành một cách chu đáo nhất.Chúc các bạn mạnh khỏe và thành công! Thường xuyên truy cập vào CumarGold.vn để cập nhật những thông tin mới nhất nha!