Cảnh báo khi bị đau dạ dày suy nhược cơ thể
-
Ngày đăng:
19/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
254
Nội dung bài viết
ToggleKhi bị đau dạ dày suy nhược cơ thể cũng là lúc báo hiệu bệnh đau dạ dày của bạn đang trở nên trầm trọng. Để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra thì cùng tim hiểu dấu hiệu và nguyên nhân, cách xử lý khi bị suy nhược cơ thể do đau dạ dày gây nên dưới đây
Xem thêm:
- Những điều cần biết về bệnh đau dạ dày
- Cảnh bảo nguy hiểm không ngờ từ đau dạ dày bị chướng bụng
- Đau dạ dày nên làm gì? Top 10 cách giảm đau dạ dày nhanh
1. Hiện tượng đau dạ dày suy nhược cơ thể có biểu hiện gì?
Thông thường, suy nhược cơ thể do đau dạ dày gây ra sẽ có những biểu hiện sau:
- Chán ăn, bỏ bữa: Chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng sẽ làm đình trệ bộ máy tiêu hóa, do đó người bệnh thường có cảm giác chán ăn, thường xuyên bỏ bữa.
- Ăn không ngon: Dạ dày tiêu hóa thức ăn không tốt cũng ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng của bệnh nhân. Ngoài ra, các triệu chứng buồn nôn, trào ngược dạ dày… sẽ làm cho các gai vị giác bị ảnh hưởng, cảm giác thèm ăn cũng vì thế mà giảm đi từ đó dẫn đến dấu hiệu đau dạ dày suy nhược cơ thể
- Tiêu hoá kém: Dạ dày bị đau do viêm loét không thể hoạt động trơn tru như bình thường, thức ăn không được tiêu hóa sẽ khiến bệnh nhân bị táo bón, đầy bụng…
- Người mệt mỏi: Dạ dày không hoạt động tốt kéo theo việc bài tiết bị ảnh hưởng, cơ thể không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng có trong thức ăn. Chính vì thế, người bị bệnh dạ dày thường có cảm giác thiếu sức sống mệt mỏi kéo dài.
- Cảm thấy đắng miệng, không có vị gì, mất cảm giác thèm ăn: Đau dạ dày thường gây ra các chứng buồn nôn, trào ngược dạ dày… Dịch vị bị đẩy lên từ dạ dày sẽ khiến bệnh nhân luôn cảm thấy miệng đắng, không thiết tha ăn uống.
Xem thêm:
2. Ngoài suy nhược cơ thể đau dạ dày kèm theo triệu chứng nào?
Suy nhược cơ thể chỉ là một trong rất nhiều triệu chứng bệnh đau dạ dày. Cụ thể các triệu chứng kèm theo:
- Đau thượng vị: Một trong những triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh nhân bị đau dạ dày chính là đau vùng thượng vị (vùng bụng bên trên rốn). Bệnh nhân có thể cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Cơn đau thường xuất hiện khi bệnh nhân đói hoặc sau khi ăn no vài tiếng đồng hồ. Đau cũng có thể đến vào lúc nửa đêm về sáng, đau lan ra sau lưng, đau tức, bỏng rát, tức ngực…
- Đầy bụng, khó tiêu: Cảm giác đầy bụng ở bụng trên sau khi dùng bữa chính là triệu chứng của bệnh đau dạ dày mức độ nhẹ. Triệu chứng này không nguy hiểm nhưng nếu để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Ợ hơi, ợ nóng: Đây cũng là triệu chứng phổ biến ở bệnh đau dạ dày giai đoạn đầu. Đau dạ dày làm cho dịch vị có độ pH cao, khiến lượng khí trong thực quản thoát ra ngoài cũng có vị chua nóng rất khó chịu.
- Buồn nôn và nôn: Khi đã dung nạp nhiều thức ăn vào cơ thể nhưng dạ dày đau không thể tiêu hóa kịp thời thì bệnh nhân thường có cảm giác buồn nôn và nôn. Triệu chứng này thường xảy ra sau khi bệnh nhân dùng bữa một thời gian.
- Sụt cân nhanh chóng: Cơn đau khiến cho chức năng của dạ dày bị giảm sút đáng kể, khi đó dạ dày không thể tiêu hóa để lấy chất dinh dưỡng trong thức ăn vừa nạp vào cơ thể. Từ đó mà người bệnh sẽ lâm vào cảnh sút cân, ốm yếu, thiếu sức sống.
Xem thêm:
3. Nguyên nhân đau dạ dày suy nhược cơ thể
Khi bị suy nhược cơ thể do dạ dày gây nên thì cũng có nghĩa là bệnh của bạn đang trở nên nghiêm trọng hơn. Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân để từ đó có cách chữa trị phù hợp. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây nên suy nhược cơ thể do bệnh đau dạ dày gây nên.
- Chức năng hệ tiêu hoá bị suy giảm và hoạt động không ổn định: Chức năng của hệ tiêu hóa gắn liền với hệ bài tiết và hệ tuần hoàn có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cả cơ thể. Hệ tiêu hóa mất ổn định sẽ đánh mất sự cân bằng của cả cơ thể, khiến cơ thể bị suy nhược.
- Đau dạ dày gây ra cảm giác đầy bụng, chướng bụng: khi bị đau dạ dày sau khi ăn người bệnh thường có cảm giác ấm ách, nặng nề, đầy bụng, chướng bụng vì thức ăn nạp vào cơ thể không được tiêu hóa hoặc tiêu hóa rất chậm dẫn đến người bị chán ăn bỏ bữa lâu ngày dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Căng thẳng, stress: Yếu tố tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ tới người bệnh nói chung. Theo các bác sĩ, mỗi khi phải hứng chịu những đợt stress, trầm cảm, áp lực…. kéo dài thì dạ dày sẽ tiết ra lượng acid nhiều hơn. Lượng acid này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày, gây ra các ổ viêm loét, làm ảnh hưởng tới cả hệ tiêu hóa và gây suy nhược cơ thể.
4. Suy nhược cơ thể do đau dạ dày khi nào cần gặp bác sĩ
Chứng bệnh đau dạ dày không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm trực tiếp đến tình mạng. Tuy vậy, nếu để chuyển sang giai đoạn mãn tính thì bệnh sẽ rất khó chữa, đồng thời gây ra nhiều hậu quả khó lường như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày… và thậm chí là ung thư dạ dày. Chính vì thế mà khi nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu đau dạ dày suy nhược cơ thể kèm theo các triệu chứng dưới đây thì tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị dứt điểm:
- Đau bụng ở vùng thượng vị dữ dội, đau cả lúc đói và lúc no
- Buồn nôn và nôn liên tục
- Giảm cân đột ngột
- Đi phân đen
- Xuất huyết tiêu hoá
- Xem thêm: Top 15 địa chỉ khám dạ dày tốt nhất tại Hà Nội và TP. HCM
5. Làm gì khi bị đau dạ dày suy nhược cơ thể
Khi cơ thể bị suy nhược do đau dạ dày thì việc đầu tiên nên đi khám bác sĩ để xem tình trạng bệnh. Ngoài ra đây là căn bệnh về tiêu hoá thì chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng đến việc hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thể:
- Làm cho tinh thần thoải mái: Một tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng, tránh xa áp lực… sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh. Để có được tinh thần lạc quan thì bạn nên giảm thiểu lượng công việc, dành thời gian để thư giãn, tập luyện thể dục thể thao, vv…
- Có chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp quá trình hồi phục đau dạ dày suy nhược cơ thể được rút ngắn rất nhiều . Theo đó thì bạn nên ăn đầy đủ chất, ăn uống đúng giờ đúng bữa, không nên ăn vặt quá nhiều, không ở những nơi kém vệ sinh. Bạn cũng không nên ăn những món ăn có quá nhiều gia vị, quá chua hoặc cay, không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá… Ngoài ra thì bạn nên tập thói quen nhai kỹ, không ăn uống một cách vội vàng.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Người bị bệnh đau dạ dày cần phải chú ý hơn đến thực đơn hằng ngày. Bạn nên tăng cường các thực phẩm có lợi cho dạ dày như táo, cần tây, hành tây, cải xanh, tỏi, các loại ngũ cốc nguyên hạt và đậu, sữa chua, thực phẩm có chứa chất béo và protein tốt, nhóm thực vật có dược tính tốt như cam thảo, thì là, hồi, vv… Ngoài ra thì bạn nên kiêng các món ăn đông lạnh, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, chất kích thích…
- Tuyệt đối tuân theo quá trình điều trị của bác sĩ: Bạn chỉ nên uống các loại thuốc chữa đau dạ dày được chỉ định, tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc hoặc bất tuân theo phác đồ điều trị ban đầu.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý: Người bị đau dạ dày không nên thức quá khuya, không làm việc quá sức, không nên chịu đựng nhiều áp lực. Ngoài ra thì bạn cũng không nên sử dụng chung đồ đạc cá nhân với người khác vì như thế có thể làm lây lan vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng đau dạ dày.
Xem thêm:
Trên đây là một số điều cần biết về dấu hiệu đau dạ dày suy nhược cơ thể. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ hiểu hơn về căn bệnh đau dạ dày để tìm được hướng điều trị hiệu quả, đồng thời có thể điều chỉnh các thói quen để trở lại tình trạng khỏe mạnh ban đầu.