9 Dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng chính xác nhất
-
Ngày đăng:
05/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
287
Nội dung bài viết
ToggleNắm rõ 9 dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng rõ ràng và chính xác nhất dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm nhất có thể, ngăn ngừa mọi nguy cơ biến chứng nguy hiểm thành thủng dạ dày hay ung thư. Cùng dành 5 phút để tìm hiểu nhé.
Xem thêm:
- Viêm dạ dày mãn tính là gì? Cách nhận biết và chẩn đoán bệnh chính xác
- Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? 5 biến chứng nguy hiểm
1. Viêm dạ dày tá tràng là gì?
Đau dạ dày – viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Khi bị viêm dạ dày tá tràng, lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn tổn thương viêm và loét.
Những tổn thương này xuất hiện khi lớp niêm mạc của dạ dày – tá tràng bị bào mòn, đôi khi loét sâu tới lớp cơ rất nguy hiểm. Bệnh viêm dạ dày tá tràng có thể chia làm hai loại là viêm dạ dày tá tràng cấp và mạn
2. 9 Dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng
Các dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày tá tràng thường ít có biểu hiện và chưa rõ ràng. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp nhất khi bị viêm dạ dày tá tràng:
2.1 Đau bụng vùng trên rốn
Đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) là dấu hiệu thường gặp phải ở những người bị viêm dạ dày tá tràng. Những cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc sau khi ăn khoảng 2- 3 tiếng. Một số trường hợp cơn đau còn lan ra sau lưng nhất là vào lúc nửa đêm cho tới sáng, khiến người bệnh rất khó chịu.
Tình trạng đau vùng thượng vị thường âm ỉ, đau tức bụng thậm chí đau quặn từng cơn. Những cơn đau do loét dạ dày thường có tính chu kỳ và thường xuyên lặp lại. Mỗi lần đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Cơn đau vùng thượng vị sẽ rõ hơn khi uống rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
2.2 Cảm giác nặng bụng, chướng bụng
Cảm giác nặng bụng, chướng bụng cũng là một trong số những dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng thường gặp phải. Cảm giác nặng bụng, chướng bụng xuất hiện là do dạ dày bị tổn thương khiến hoạt động tiêu hóa chậm lại. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi ăn gây ra sự khó chịu cho người bệnh
2.3 Ợ hơi, ợ chua
Nguyên nhân của tình trạng này là do chức năng tiêu hóa của bệnh nhân bị viêm dạ dày tá tràng triệu chứng thường kém hơn so với những người bình thường, khiến thức ăn khó tiêu hóa. Lúc này, để giảm áp lực, dạ dày sẽ đẩy lượng hơi ra ngoài qua đường miệng.
Ợ hơi, ợ chua thường xảy ra sau khi ăn no. Các bạn có thể nghe cảm nhận ngay thấy như có vật gì đó khó chịu vướng víu tại những âm thanh đặc biệt phát ra từ trong bụng, thực quản và họng.
2.4 Buồn nôn hoặc nôn nhiều
Chức năng tiêu hóa của những người bị viêm dạ dày tá tràng thường kém hơn so với những người bình thường. Do vậy người bị viêm dạ dày tá tràng triệu chứng luôn thấy đầy hơi chướng bụng và theo sau đó là cảm giác buồn nôn hoặc nôn nhiều, nhất là sau khi ăn no. Sau khi nôn xong người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau bụng hơn.
Khi nôn ra hết thức ăn, người bệnh sẽ nôn ra dịch chua, có nhiều trường hợp còn nôn ra cả máu. Đối với những trường hợp bị là loét tá tràng người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn ngay cả khi bụng đói.
Xem thêm: Đau dạ dày (Đau bao tử) kèm buồn nôn xử lý thế nào?
2.5 Miệng hôi, cảm giác đắng miệng
Dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng là khi người bệnh sẽ có dấu hiệu hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu, cảm giác đắng miệng, đặc biệt dấu hiệu này càng rõ ràng hơn vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, lưỡi của người bệnh có thể hơi to, chảy máu nướu răng.
Xem thêm: Đau dạ dày đắng miệng
2.6 Có thể bị tiêu chảy
Ở những người mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng, chức năng tiêu hóa thường không ổn định chính vì thế người bệnh dễ bị tiêu chảy. Ngay khi ăn những đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh người bệnh sẽ bị đau bụng âm ỉ và cùng với đó là tình trạng đi ngoài.
2.7 Ăn không ngon miệng
Người có dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng thường đau sau khi ăn, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu cùng với đó là cảm giác chua miệng sau khi ợ hơi, ợ chua. Chính vì thế, người bệnh thường mất cảm giác ngon miệng, ăn không ngon miệng khi bị viêm dạ dày tá tràng.
2.8 Có thể mất ngủ
Khi bị viêm dạ dày tá tràng người bệnh cũng có thể bị mất ngủ. Nguyên nhân là do những cơn đau bụng vào đêm và sáng cùng với đó là tình trạng đầy hơi, khó tiêu sẽ khiến người bệnh rất dễ mất ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc không sao ngủ được.
2.9 Có thể sốt 39 – 40 độ C (khi bị viêm dạ dày tá tràng cấp tính)
Sốt chính là triệu chứng phản vệ của cơ thể khi có một bộ phận nào đó bị tổn thương và viêm nhiễm. Với những trường hợp có dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng cấp tính người bệnh có thể bị sốt cao tới 39- 40 độ rất nguy hiểm, toàn thân nóng, cơ thể rã rời. Sốt cao trong thời gian dài gây mất nước nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới co giật.
Lúc này người nhà bệnh nhân nên đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời, tránh để lâu sẽ dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
Xem thêm: Cẩn thận khi bị đau dạ dày khi sốt
3. Cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày tá tràng?
Bệnh viêm dạ dày tá tràng không ngoại trừ bất kỳ ai. Chính vì thế các bạn cần chủ động phòng tránh để có thể giảm thiểu tối đa những dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng. Dưới đây là cách phòng tránh bệnh mà các bạn cần lưu ý:
Ngủ đủ giấc và không nên thức quá khuya
Việc duy trì thói quen ngủ nghỉ hợp lý là cách giúp bạn chủ động phòng bệnh viêm dạ dày tá tràng. Thói quen ngủ đủ giấc và ngủ sớm sẽ giúp dạ dày – tá tràng được nghỉ ngơi, giảm tiết acid dịch vị dạ dày làm phá hủy lớp niêm mạc dạ dày- tá tràng gây nên bệnh viêm dạ dày tá tràng
Hạn chế căng thẳng mệt mỏi kéo dài
Áp lực trong công việc và cuộc sống hàng ngày khiến bạn luôn trong tình trạng stress. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày khiến cho dạ dày- tá tràng bị tổn thương từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng.
Chính vì thế để có thể ngăn ngừa bệnh hiệu quả các bạn luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Việc luyện tập thể dục thể thể thao thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại mà còn giúp đẩy lùi bệnh tật nhanh hơn.
Đặc biệt việc thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng còn giúp giảm căng thẳng – một trong những dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng
Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm
Việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau khiến niêm mạc dạ dày và một số bộ phận khác trong đường tiêu hóa bị tổn thương nghiêm trọng từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng
Xem thêm: Thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng – Tác dụng & cách dùng
Xây dựng cho mình thói quen ăn uống khoa học hợp lý
Để có thể phòng ngừa bệnh viêm dạ dày tá tràng hiệu quả các bạn cần xây dựng cho mình thói quen ăn uống khoa học hợp lý. Trong khẩu phần ăn hàng ngày các bạn cần bổ sung đầy đủ nhưng dưỡng chất cần thiết, hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ ăn chua, cay, nóng để làm giảm acid dịch vị dạ dày, hạn chế tổn thương dạ dày
Ngoài việc áp biện pháp phòng bệnh nêu trên các bạn cũng có thể sử dụng thêm nano curcumin để bảo vệ sức khỏe. Trong số các chế phẩm từ nghệ, nano curcumin chính là sản phẩm có dược tính mạnh, hiệu quả và an toàn nhất.
Nhờ có công nghệ nano hóa, nano curcumin được tối ưu hóa cả độ tan và khả năng hấp thu, gấp 40 lần so với curcumin thường. Hiệu quả mà viên nang nano cucurmin giúp chống viêm loét, chống oxy hóa, tiêu diệt khuẩn HP, tăng cường yếu tố bảo vệ dạ dày và nâng cao sức khỏe nói chung.
Trên đây là 9 dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng chính xác nhất giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích để có thể chủ động phát hiện bệnh sớm. Bệnh viêm dạ dày tá tràng hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu như các bạn phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.