Phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích mới nhất chuẩn chuyên gia
-
Ngày đăng:
24/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
137
Nội dung bài viết
ToggleHội chứng ruột kích thích là bệnh lý thường gặp liên quan đến đường tiêu hóa. Do hội chứng này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường ruột khác nên đa phần mọi người đều chưa có kiến thức cụ thể về nó, cũng như phác đồ điều trị hội chứng ruột kích kích. Hãy cùng các chuyên gia đi tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Những thông tin cơ bản về hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Theo Y khoa, Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome-IBS) hay còn được gọi với cái tên khác là viêm đại tràng co thắt xảy ra khi đại tràng bị rối loạn chức năng.
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nhiều triệu chứng của bệnh có liên quan đến sự nhạy cảm của các dây thần kinh được tìm thấy trong thành của đường tiêu hóa. Những dây thần kinh này khác với những dây thần kinh trong tủy sống và não. Đối với một số người, hội chứng ruột kích thích có thể phát sinh từ cách các dây thần kinh ruột giao tiếp với não hoặc cách não xử lý thông tin đó.
Nguyên nhân mắc hội chứng ruột kích thích
Qua nhiều thí nghiệm và nghiên cứu, các chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng ruột kích thích. Họ cho rằng sự kết hợp của nhiều yếu tố sau đây có thể khiến người bệnh mắc căn bệnh này:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học. Tuy nhiên, y học cũng đã ghi nhận một số lớn các ca bệnh đến từ nguyên nhân ăn phải các đồ ăn mà bệnh nhân dị ứng, gây kích thích, ảnh hưởng xấu đến đường ruột.
- Căng thẳng về thần kinh, lo âu kéo dài là nguyên nhân phổ biến.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, gặp những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
- Rối loạn hoocmon trong kỳ sinh lý.
Phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích
Khi tiến hành kiểm tra và xác định tình trạng, bác sĩ sẽ cá nhân hóa phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích cho từng bệnh nhân.
Nguyên tắc chung trong việc điều trị
- Điều trị theo thể lâm sàng: Biện pháp phù hợp là tập trung điều trị theo triệu chứng nổi trội.
- Điều trị theo từng giai đoạn bệnh:
- Bệnh nhân mắc hội chứng mức độ nhẹ: Phổ cập kiến thức về bệnh, dùng các liệu pháp tâm lý; Ăn uống lành mạnh, sử dụng các thực phẩm phù hợp với cơ địa bản thân; Xây dựng lối sống khoa học; Sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Bệnh nhân mắc hội chứng ở mức độ nặng: Thay đổi thói quen sinh hoạt; giáo dục về bệnh, dùng các liệu pháp tâm lý; sử dụng thuốc kiểm soát các triệu chứng của bệnh; ăn uống khoa học; kết hợp sử dụng thuốc tâm thần và thuốc an thần.
Phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích
Phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích đưa ra 2 phần chính:
-
Điều trị không dùng thuốc
- Sử dụng liệu pháp tâm lý: Giáo dục cho người bệnh kiến thức về hội chứng: đây không phải là bệnh ung thư mà chỉ là rối loạn chức năng ở ruột. Trấn an, lắng nghe những suy nghĩ của bệnh nhân.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Tăng cường ăn thực phẩm nhiều chất xơ, uống nhiều nước, không sử dụng các thực phẩm chứa các chất kích thích, nước ngọt có ga.
- Để cơ thể thư giãn, tránh stress, ngủ đủ giấc.
-
Điều trị sử dụng thuốc
Dựa trên các triệu chứng của người bệnh, một số loại thuốc được đưa ra trong phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt là:
- Thuốc chống tiêu chảy: chẳng hạn như loperamid (Imodium A-D), có thể giúp kiểm soát bệnh tiêu chảy.
- Thuốc nhuận tràng: magnesi hydroxit dạng uống hoặc polyethylene glycol.
- Thuốc chống táo bón.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Diosmectite,bismuth, attapulgite mormoiron,… có khả năng hấp phụ các độc tố đồng thời che chở niêm mạc ruột, không làm giảm đau bụng khi dùng đơn độc. Probiotics: Saccharomyces boulardii, Lactobacillus acidophilus,… có hiệu quả khôi phục lại sự cân bằng của vi sinh đường ruột.
- Thuốc kháng cholinergic: Các loại thuốc như dicyclomine (Bentyl) có thể giúp giảm đau do co thắt ruột. Những loại thuốc này nói chung là an toàn nhưng có thể gây táo bón, khô miệng và mờ mắt.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Loại thuốc này có thể giúp giảm trầm cảm, nhưng nó cũng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh kiểm soát đường ruột. Điều này có thể giúp giảm đau. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy và đau bụng mà không bị trầm cảm, có thể đề nghị dùng liều imipramine (Tofranil), desipramine (Norpramin) hoặc nortriptyline (Pamelor) thấp hơn mức thông thường trong phác đồ điều trị ruột kích thích.
- Thuốc giảm đau: Pregabalin (Lyrica) hoặc gabapentin (Neurontin) có thể làm dịu cơn đau dữ dội hoặc đầy hơi.
-
Điều trị nếu thuốc không có tác dụng
Trong một số trường hợp, điều trị y tế không hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng các liệu pháp sức khỏe tâm thần. Một số liệu pháp tâm lý đạt hiệu quả được dùng trong phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích là:
- Liệu pháp nhận thức hành vi
- Liệu pháp thôi miên
- Phản hồi sinh học
Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
Vậy hội chứng ruột kích thích có phòng ngừa được không? Câu trả lời là có. Để phòng ngừa viêm đại tràng co thắt, mọi người cần có chế độ ăn uống lành mạnh.
- Nên tránh hoàn toàn thực phẩm chứa các chất kích thích như nước có ga, bia rượu, thuốc lá…
- Bổ sung vi sinh vật có lợi: giúp tăng cường đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo âu.
- Hơn nữa, mọi người cũng nên thực hiện thói quen ăn uống đúng giờ kết hợp rèn luyện thể dục thể thao.
Các bác sĩ khoa tiêu hóa nhận định rằng không có liệu pháp cụ thể nào phù hợp với tất cả người bệnh, nhưng hầu hết những người mắc bệnh đều có thể tìm được phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích phù hợp với mình. Hãy đến gặp các bác sĩ và các cơ sở uy tín để có những phương pháp điều trị hiệu quả, thích hợp với bản thân nhé!