Phân biệt đại tràng với tá tràng, trực tràng, rối loạn tiêu hoá, đau dạ dày và trĩ
-
Ngày đăng:
24/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
147
Nội dung bài viết
ToggleBệnh đại tràng thường có nhiều triệu chứng không điển hình nên dễ gây nhầm lẫn với tình trạng khác. Phân biệt đại tràng với các cơ quan và bệnh khác giúp nhận biết và điều trị đúng cách. Nội dung này sẽ được trình bày đầy đủ tại bài viết dưới đây.
Phân biệt đại tràng với các cơ quan khác
Trước hết ta cần biết đại tràng là gì? Đây là cơ quan dạng ống xếp thành hình chữ U ngược trong ổ bụng. Nó có độ dài khoảng 1,6-1,8m, thuộc phần cuối của hệ tiêu hóa. Đại tràng có nhiệm vụ xử lý cặn bã và các tạp chất dư thừa thành phân. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm hấp thu một phần chất điện giải và nước còn dư lại từ thức ăn.
Phân biệt đại tràng và trực tràng
Đại tràng và trực tràng cùng thuộc bộ phận có tên là đại trực tràng. Điều này cho thấy chúng ở rất gần nhau. Đây cũng là lý do bệnh lý ở hai cơ quan này rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, chúng lại rất khác nhau về chức năng và vị trí.
Thứ nhất, trực tràng ở bên dưới đại tràng. Đây là một đường ống thắng nối đại tràng với hậu môn. Vị trí của trực tràng ở nam giới và nữ giới cũng không giống nhau. Trong khi đó đại tràng lại là bộ phận nối ruột non với trực tràng.
Thứ hai, về chức năng, đại tràng tạo phân còn trực tràng giúp đào thải phân ra ngoài. Niêm mạc trực tràng có chứa chất nhầy. Nó có nhiệm vụ như chất bôi trơn giúp phân tống ra ngoài dễ hơn. Bộ phận này cũng có khả năng hấp thu một số chất nhất định như đại tràng.
Phân biệt đại tràng và tá tràng
Khác với trực tràng, việc phân biệt đại tràng và tá tràng dễ hơn rất nhiều do hai cơ quan này có vị trí khá xa nhau.
Tá tràng thuộc phần giữa của ống tiêu hóa. Nó là đoạn đầu của phần ruột non nối trực tiếp với dạ dày. Tá tràng có hình móng ngựa hoặc hình chữ C với độ dài trên dưới 23cm. Bộ phận này có nhiệm vụ dẫn thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Đồng thời nó cũng hấp thụ một phần vitamin và khoáng chất trong đồ ăn, thức uống. Bởi vì rất gần dạ dày nên tá tràng cũng rất dễ viêm loét.
Xét theo chiều chiều dài ống tiêu hoá, tá tràng ở rất xa đại tràng. Tuy nhiên, sự sắp xếpcác cơ quan trong ổ bụng lại khiến tá tràng rất gần vùng đại tràng ngang. Do đó, khi có cơn đau ở một trong hai vị trí này, người bệnh thường khó phân biệt.
Phân biệt đại tràng và dạ dày
Dạ dày là nơi to nhất của ống tiêu hóa, nằm ở vùng bụng phía trên bên trái (thượng vị). Nó có hình giống như chữ J, nối liền với thực quản và tá tràng. Dạ dày có nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn được chuyển từ miệng qua ống thực quản. Tại đây, hỗn hợp đồ ăn tiếp tục được nghiền nát bằng acid dịch vị và hoạt động co bóp. Chúng trở nên nhỏ hơn và dễ hấp thu hơn. Sau khi thức tiêu hóa ở dạ dày mới đi qua tá tràng, xuống ruột non. Tiếp đến nó tới đại tràng, tạo thành phân và theo đường tá tràng, hậu môn đi ra ngoài.
Phân biệt đại tràng với dạ dày khá dễ vì hình dáng hai cơ quan này rất khác nhau.
Phân biệt bệnh đại tràng với các bệnh tiêu hoá khác
Đại tràng là nơi tạo và chứa phân nên rất dễ bị viêm nhiễm. Căn bệnh phổ biến ở cơ quan này là viêm đại tràng, gây ra các tổn thương ở vùng niêm mạc. Kéo theo đó, người bệnh phải chịu các triệu chứng khó chịu như co thắt đại tràng, đau, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng…
Triệu chứng của bệnh đại tràng khá tương đồng với triệu chứng của một số bệnh như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa…
Phân biệt viêm đại tràng và ruột kích thích
Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích (còn có tên khác là đại tràng kích thích) đều là bệnh thuộc vùng ruột già. Chúng có biểu hiện giống hệt nhau. Cả hai đều gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng dưới, tiêu chảy hoặc táo bón.
Do đó, để phân biệt viêm đại tràng và đại tràng co thắt cần thực hiện nội soi. Trường hợp phát hiện niêm mạc có vết loét, trợt, viêm thì người bệnh bị viêm đại tràng. Ngược lại, nếu niêm mạc bình thường kèm theo triệu chứng như trên thì đó là hội chứng ruột kích thích.
Ngoài ra, người bị hội chứng ruột kích thích thường ít khi đi ngoài ra máu. Cảm giác buồn đi vệ sinh thường tới sau bữa ăn. Bên cạnh đó, cơn đau của người bị đại tràng kích thích thường âm ỉ kèm theo co thắt tới nổi cục ở bụng. Các bạn có thể phân biệt bệnh viêm đại tràng với tình trạng ruột kích thích thông qua các biểu hiện này.
Phân biệt giữa viêm đại tràng và viêm dạ dày
Viêm đại tràng và viêm dạ dày đều gây đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, trào ngược, đi ngoài phân nát, lỏng. Cả hai căn bệnh đều xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Tuy nhiên, đau đại tràng và đau dạ dày khá dễ phân biệt. Cơn đau đại tràng sẽ phân bố dọc theo khung đại tràng. Một số trường hợp chỉ đau ở vùng bụng dưới hoặc ở hố xương chậu. Trong khi đó, bệnh viêm dạ dày gây ra cơn đau rát ở vùng thượng vị. Đây là vùng bụng trên bên trái, gần xương sườn. Đặc biệt, có rất nhiều bệnh nhân viêm dạ dày không đau mà chỉ thấy cồn cào, bỏng rát, xót ở khu vực thượng vị.
Ở người đau dạ dày, tình trạng ợ hơi, ợ chua và trào ngược diễn ra liên tục. Trong khi đó hiện tượng này hiếm, thậm chí là không gặp hơn ở người viêm đại tràng.
Một điểm khác để phân biệt giữa viêm dạ dày và viêm đại tràng chính là tình trạng đi ngoài. Người bị đau đại tràng thường đi ngoài táo bón hoặc tiêu chảy. Trong khi đó người bị dạ dày thường đi phân nát, phân xen kẽ thức ăn chưa được tiêu hóa. Tình trạng rối loạn đại tiện (vừa đi ngoài lại muốn đi tiếp) cũng chỉ xảy ra ở người viêm đại tràng.
Ngoài ra, phân sẽ có màu đen nếu tình trạng viêm loét tới xuất huyết diễn ra ở dạ dày. Trong khi đó, phân sẽ có màu bình thường kèm theo dịch nhầy và máu tươi khi người bệnh bị chảy máu ở đại tràng.
Một lưu ý quan trọng đó là khoảng 60% bệnh nhân mắc cả hai căn bệnh này. Do đó khi không thể phân biệt qua triệu chứng bên ngoài, bạn nên đến bệnh viện kiểm ra để có phương án xử lý sớm nhất.
Phân biệt viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện của bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên có nhiều người không mắc bệnh đại tràng vẫn có thể bị rối loạn tiêu hóa liên tục. Cả hai đều khiến người bệnh đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, sốt, đau đầu. Rối loạn tiêu hóa nếu để lâu ngày không điều trị có thể trở thành viêm đại tràng.
Rất khó phân biệt viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa qua các triệu chứng lâm sàng. Do đó tốt nhất bạn nên tới bệnh viện kiểm tra để được xử lý đúng cách.
Phân biệt trĩ và đại tràng
Bệnh trĩ có các biểu hiện giống với bệnh đại tràng như phân lẫn chất nhầy, táo bón dài ngày. Tuy nhiên bạn có thể phân biệt trĩ đại tràng và trĩ qua các dấu hiệu sau:
- Đi ngoài ra máu trầm trọng, máu ra sau phân (chứ không lẫn trong phân). Máu có thể chảy ồ ạt, thành tia. Máu có màu tươi và phân vẫn thành khuôn chứ không nát hoặc tiêu chảy. Đây là biểu hiện của bệnh trĩ.
- Hậu môn có phần u lòi ra ngoài là biểu hiện bệnh trĩ ngoại.
- Phân lúc rắn lúc lỏng, có thể xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón. Phân có lẫn chất nhầy hoặc máu. Phân có mùi hôi, tanh khó chịu. Đây là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng.
- Người bị trĩ thường có triệu chứng vùng hậu môn. Người bị viêm đại tràng thường có triệu chứng ở bụng. Một số người bị đại tràng có triệu chứng toàn thân như sốt, đau đầu, nôn…
- Người bị trĩ vẫn có thể ăn uống bình thường. Trong khi đó người bị viêm đại tràng ăn đồ lạ, đồ sống là đi ngoài.
- Sụt cân hoặc tăng cân bất thường chỉ diễn ra ở người viêm đại tràng.
- Người bị viêm đại tràng đi đại tiện nhiều lần trong ngày, vừa đi xong lại muốn đi tiếp. Trong khi đó người bị bệnh trĩ không gặp tình trạng này.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn phân biệt đại tràng với các cơ quan và bệnh lý khác. Hơn cả, cách phân biết tốt nhất là thăm khám cận lâm sàng. Chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại sức khỏe, tránh để bệnh nặng hơn.