Hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua hay không?
-
Ngày đăng:
24/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
112
Nội dung bài viết
ToggleSữa chua tốt cho hệ tiêu hoá nhưng liệu những người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua không? Thực tế, việc ăn được hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua không?
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến hội chứng ruột kích thích?
Hội chứng ruột kích thích còn được gọi với tên khác là viêm đại tràng co thắt. Bệnh lý này không gây bất kì tổn thương nào ở niêm mạc đại tràng. Tuy nhiên nó lại khiến người bệnh phải chịu các triệu chứng phiền toái như:
- Đau quặn thắt vùng bụng dưới hoặc theo khung đại tràng.
- Tiêu chảy (hoặc/và) táo bón kéo dài.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Phân có chứa chất nhầy.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, các yếu tố như thuốc, tâm trạng, căng thẳng thần kinh, chế độ ăn có thể làm các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Hội chứng ruột kích thích có nên ăn sữa chua không?
Đối với sữa chua, đây là món ăn có chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột (probiotic). Việc tăng lợi khuẩn cho đại tràng giúp cân bằng hệ vi sinh và giúp vấn đề tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là sữa chua là một chế phẩm từ sữa. Tức là nó thuốc nhóm các thực phẩm cần tránh với người bị hội chứng ruột kích thích. Vậy tóm lại người bị mắc bệnh lý này có nên ăn sữa chua không?
Câu trả lời phụ thuộc vào từng tình trạng, từng mức độ bệnh. Ở mỗi người, hội chứng ruột kích thích lại có nguyên nhân và triệu chứng khác nhau.
Nhiều bệnh nhân bị dị ứng với lactose – thành phần có rất nhiều trong sữa. Sữa khi vào dạ dày sẽ không được tiêu hoá mà trôi thẳng xuống đại tràng. Tại đây, các vi khuẩn có hại sẽ làm sữa lên men và sinh hơi. Đây là nguyên nhân làm gia tăng chứng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy. Do đó, với những trường hợp này, việc ăn sữa chua sẽ khiến hội chứng ruột kích thích trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong khi đó, có những người bị nhẹ hoặc không dị ứng với lactose thì việc ăn sữa chua lại giúp giảm triệu chứng. Nhờ được bổ sung thêm lợi khuẩn, hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru, từ đó tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài cũng được cải thiện.
Tốt nhất để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia khi đi khám. Hoặc bạn cũng có thể ăn thử và xem xét biểu hiện cơ thể. Nếu sau khi ăn, các triệu chứng đau, tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn thì tốt nhất hãy cho sữa chua vào “danh sách đen”.
Hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua như thế nào?
Như đã nói ở trên, không phải cứ bị hội chứng ruột kích thích là bạn sẽ phải kiêng ăn sữa chua. Ở nhiều người, sữa chua giúp các triệu chứng trở nên dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bị hội chứng ruột kích thích nên dùng sữa chua theo nguyên tắc sau:
- Ăn một lượng vừa phải (1/2 tới 1 hộp)
- Nếu trước đó trong bữa ăn bạn đã ăn nhiều chất béo thì không nên ăn thêm sữa chua. Sữa chua cũng chứa nhiều chất béo, có thể gây đầy bụng, tiêu hoá chậm.
- Nên ăn các loại sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn. Tốt nhất chọn loại có trên 100 triệu CFU lợi khuẩn.
- Nên ăn sữa chua vị tự nhiên, tránh ăn các loại chứa mứt hoa quả hoặc các loại trộn thêm các thành phần khác. Chúng có thể khiến triệu chứng của hội chứng ruột kích thích trở nên trầm trọng hơn.
- Nếu có thể hãy lựa chọn loại sữa chua tách béo hoặc ít béo. Ưu tiên sữa chua ít đường hoặc không đường. Đường là món “cấm” của người viêm đại tràng co thắt.
- Nếu sau khi ăn thử, bạn thấy cơ thể phản ứng bình thường. Bạn có thể bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn khoảng 2-3 lần/tuần.
Ngoài sữa chua, người bị hội chứng ruột kích thích còn rất nhiều lựa chọn khác để bổ sung lợi khuẩn như trà kombucha, men vi sinh. Bạn cũng có thể uống thêm một số thực phẩm chức năng chứa probiotic để giúp đại tràng khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Hội chứng ruột kích thích không ăn được sữa chua thì nên dùng sữa nào?
Rất nhiều người bị hội chứng ruột kích thích vẫn có nhu cầu dùng sữa. Họ muốn bữa ăn của mình đa dạng và nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, nếu nằm trong nhóm người không dung nạp lactose hoặc bị ruột kích thích nặng, hãy cân nhắc sử dụng các loại sữa khác.
Lựa chọn hoàn hảo để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa an toàn với đại tràng là các loại sữa hạt. Bạn có thể thay đổi thực đơn với các món sữa ngô, sữa đậu nành, sữa hạt mắc ca… Hương vị của chúng cũng thơm ngon vô cùng. Ngoài ra người bệnh có thể lưu tâm nghiên cứu cách làm sữa chua chay. Chúng cũng bổ sung nhiều probiotic cho đại tràng mà không hề khiến hội chứng ruột kích thích gia tăng triệu chứng.
Trên đây là các thông tin giải đáp cho thắc mắc “hội chứng ruột kích thích có nên ăn sữa chua không”. Hy vọng bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích để vượt qua căn bệnh khó chịu này.