Các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích
-
Ngày đăng:
24/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
106
Nội dung bài viết
ToggleHội chứng ruột kích thích (viết tắt là IBS) là một dạng rối loạn chức năng của đường tiêu hóa. Nó được đặc trưng bởi tình trạng đau bụng mạn tính kèm theo khó chịu ở bụng và rối loạn đi đại tiện. Hội chứng này nằm trong top 10 các bệnh tiêu hóa gây nhiều phiền nhiễu nhất đến cuộc sống của người mắc phải. Do đó, việc điều trị hội chứng ruột kích thích cần thực hiện càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích
Để đưa ra phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích thì trước tiên chúng ta cùng điểm qua những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Trên thực tế, cho đến nay nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng hội chứng ruột kích thích liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ sau:
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học – ăn nhiều dầu mỡ, ăn ít chất xơ, ăn không đúng bữa, dùng nhiều chất kích thích.
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa ví dụ như viêm đại tràng, viêm dạ dày tá tràng, viêm ruột,…
- Căng thẳng, stress làm thay đổi nhu động ruột.
- Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp 2 lần so với nam giới.
Dựa vào các triệu chứng phổ biến của người bệnh mà các chuyên gia chia hội chứng ruột kích thích thành 4 thể dưới đây:
- IBS thể táo bón (Trong vòng 2 tuần, số lần đi cầu bị tiêu chảy chiếm 75%).
- IBS thể táo bón(Trong vòng 2 tuần, số lần đi cầu bị táo bón chiếm 75%).
- IBS hỗn hợp tiêu chảy và táo bón.
- IBS thể không xác định.
4 phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích
Mục tiêu điều trị hội chứng ruột kích thích là ưu tiên kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào thể bệnh và mức độ nghiêm trọng của người bị. Thông thường các bác sĩ sẽ phối kết hợp các phương pháp điều trị sau đây:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Việc điều chỉnh chế độ ăn là một cách điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả, đơn giản và chúng ta có thể chủ động được. Người bệnh nên lưu ý những điều sau để cải thiện hội chứng này:
- Cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, tăng cường bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn đường ruột.
- Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh và chứa nhiều chất bảo quản.
- Duy trì thói quen ăn đúng bữa, ngủ đúng giấc.
- Hạn chế các thực phẩm chứa cafein, bởi chất này có thể gây co thắt đại tràng và làm cho tình trạng đau bụng thêm nặng hơn.
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa carbohydrate (ví dụ như đậu, táo) bởi chất này không được tiêu hóa tốt trong ruột non, sẽ gây đầy hơi, tiêu chảy và khó chịu ở bụng.
Tâm lý trị liệu
Tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến tần suất và cường độ của hội chứng ruột kích thích. Khi người bệnh căng thẳng, lo lắng, sự phối hợp hoạt động giữa não và ruột qua các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Chúng không còn nhịp nhàng khiến cho nhu động ruột bị rối loạn. Giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống, cố gắng điều chỉnh cảm xúc là một cách tự chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả.
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Căn cứ vào thể bệnh của hội chứng ruột kích thích, mà trong đơn thuốc của người bị sẽ có những loại thuốc sau đây:
- Thuốc giãn cơ trơn: Đây là những thuốc tốt nhất để làm giảm hoặc ngăn ngừa co thắt ruột. Ví dụ: Spasmomen, Dicetel, dầu bạc hà…
- Thuốc chống tiêu chảy: Thuốc để điều trị hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy, giúp làm giảm tần suất đi đại tiên đồng thời cải thiện độ đặc của phân. Ví dụ: Loperamid.
- Thuốc nhuận tràng : Dùng để điều trị hội chứng ruột kích thích thể táo bón. Ví dụ: Sorbitol, Forlax,…
- Thuốc kháng sinh: Dùng để thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột. Ví dụ: Biseptol, Berberin,…
- Thuốc chống trầm cảm liều thấp: Những loại thuốc này có tác dụng trên hệ thần kinh ruột, làm giảm sự nhạy cảm của ruột với thực phẩm ăn vào và hỗ trợ làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng. Ví dụ: Seduxen,…
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà
Một số mẹo dân gian có hiệu quả rất tốt trong việc kiểm soát các cơn đau bụng của hội chứng ruột kích thích, cụ thể:
Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy, giảm đầy bụng khó tiêu
Lá ổi:
- Cách 1: Lấy 3 ngọn lá ổi non, kẹp với 3 hạt muối trắng, ăn trực tiếp khi đang buồn đi đại tiện.
- Cách 2: Đun lá ổi non với nước sôi trong vòng 15 phút, uống mỗi ngày.
Lá mơ lông:
- Cách 1: Lá mơ lông thái nhỏ, hấp cùng với trứng gà ta.
- Cách 2: Giã nát lá mơ lông và chắt lấy nước uống mỗi ngày
Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích thể táo bón, giảm đầy bụng
Củ sen: Có thể dùng để nấu cháo và chế biến các món ăn hằng ngày
Khoai lang: Để giảm táo bón thì không thể không nhắc đến khoai lang, người bệnh nên sử dụng 3-4 lần/tuần.
Hội chứng ruột kích thích không phải là một bệnh lý nguy hiểm nếu chúng ta hiểu đúng về bệnh, thăm khám và lựa chọn cách chữa phù hợp. Hãy nhớ rằng tâm lý là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp điều trị hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tinh thần được thoải mái và góp phần đẩy lùi ruột kích thích hiệu quả.