Skip to main content

Trước khi mổ đại tràng bạn phải biết những điều này

  • Ngày đăng:

    18/03/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    111

Đối với với các trường hợp có khối u đại tràng (cả lành tính và ác tính) người bệnh thường được chỉ định mổ đại tràng. Kỹ thuật này có hiệu quả điều trị cao và áp dụng được với hầu hết đối tượng. Tuy nhiên, trước khi mổ đại tràng, bạn cần trang bị cho mình đủ kiến thức để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. 

Mổ đại tràng là phương pháp điều trị xâm lấn cho người mắc bệnh về đại tràng

Mổ đại tràng là gì?

Mổ đại tràng hay phẫu thuật đại tràng là phương pháp cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Phạm vi cắt bỏ phụ thuộc vào mức độ tổn thương, tình trạng của người bệnh.

Các đối tượng được chỉ định mổ đại tràng gồm có:

  • Người bị u đại tràng lành tính, polyp đại tràng
  • Người bị ung thư đại tràng
  • Người bị túi thừa đại tràng
  • Người bị xuất huyết hoặc thủng đại tràng
  • Người bị tắc ruột già

Phẫu thuật tuy là phương pháp hiện đại để điều trị đại tràng nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Do đó, chỉ những đối tượng được bác sĩ chỉ định mới được mổ đại tràng.

Biến chứng khi mổ đại tràng

  • Nhiễm trùng hoặc áp xe vết mổ, màng bụng, ổ bụng
  • Hẹp đoạn nối đại tràng
  • Xì miệng nối đại tràng
  • Xuất huyết ổ bụng
  • Tổn thương các cơ quan bên cạnh (bàng quang, ruột non, niệu quản)
  • Thoát vị vết mổ
  • Sẹo vết mổ gây tắc ruột

Tỉ lệ biến chứng sau mổ không cao, tuy nhiên để chắc chắn và an toàn nhất, bạn hãy lựa chọn các bệnh viện lớn,  cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc mổ đại tràng. 

Mổ đại tràng hết bao nhiêu tiền

Chi phí mổ đại tràng phụ thuộc vào phương pháp mổ đại tràng. Thông thường, giá mổ đại tràng sẽ giao động từ 10-30 triệu đồng. Phẫu thuật nội soi sẽ có chi phí cao hơn phẫu thuật mở. 

Các phương pháp mổ đại tràng hiện nay

Hiện nay có 2 phương pháp mổ đại tràng:

  • Mổ mở đại tràng

Bệnh nhân sẽ được cắt đại tràng bằng cách mở ổ bụng thông qua một đường rạch dài từ 15-20cm ở phần bụng dưới. 

Phương pháp này có chi phí thấp (10-15 triệu đồng). Tuy nhiên thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, nguy cơ biến chứng cũng cao hơn. Một số bệnh nhân cũng bị để lại sẹo sau mổ rất mất thẩm mỹ.

  • Mổ nội soi đại tràng:

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường rất nhỏ để đưa dụng cụ kỹ thuật vào ổ bụng và thực hiện cắt vùng đại tràng được chỉ định.

Phương pháp này để lại vết mổ nhỏ nên thời gian phục hồi của người bệnh sẽ nhanh hơn, giảm bớt chi phí nằm viện sau mổ. Vết sẹo sau phẫu thuật (nếu có) cũng rất nhỏ. Ngoài ra mổ nội soi đại tràng còn giúp bệnh nhân ít chịu đau đớn hơn phương pháp mổ mở, nguy cơ biến chứng cũng thấp hơn.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này đó chính là chi phí cao (thường từ 20-30 triệu đồng). Bên cạnh đó, mổ nội soi đại tràng không được áp dụng cho các đối tượng sau:

  • Người cao tuổi có sức khỏe yếu hoặc có các bệnh lý nền nghiêm trọng như suy hô hấp, suy tim.
  • Người có khối u đại tràng quá lớn
  • Người bị ung thư đại tràng đã có dấu hiệu di căn.
Hai phương pháp mổ đại tràng hiện nay

Trước khi mổ đại tràng cần chuẩn bị gì?

Mổ đại tràng là phương pháp do bác sĩ chỉ định, không phải là phương pháp bệnh nhân có thể tự ý lựa chọn. 

Trước khi mổ, bệnh nhân cần được khám trước vài ngày. Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá sức khỏe. Nếu tình trạng cơ thể không đủ đáp ứng cuộc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp khác. 

Do đại tràng là khu vực chứa phân, tồn tại rất nhiều vi khuẩn và vi trùng gây hại. Trong quá trình phẫu thuật chúng có thể tràn vào ổ bụng và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Bởi thế bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định uống kháng sinh trước khi mổ từ 3-5 ngày. Ngoài ra người bệnh cũng được làm sạch đại tràng trước khi phẫu thuật để loại bỏ hết các vi khuẩn gây hại. 

Một ngày trước khi mổ, bệnh nhân phải nhịn ăn và 12h trước khi mổ không được  uống nước. 

Trước khi mổ bệnh nhân sẽ được làm sạch đại tràng

Sau khi mổ đại tràng nên ăn gì, kiêng gì

Việc ăn uống sau khi mổ đại tràng rất quan trọng. Bởi lẽ đa số bệnh nhân sẽ bị tiêu chảy sau cuộc đại phẫu. Nếu ăn uống không cẩn thận, tình trạng này có thể nặng thêm gây mất nước nghiêm trọng. Ăn đúng cách sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. 

Sau khi mổ, bạn có thể uống nước, tuy nhiên chưa nên ăn. Sau 2-4 ngày tùy tình trạng phục hồi, bác sĩ sẽ cho bạn ăn một số đồ lỏng và mềm như hoa quả xay, cháo loãng… 

Các thực phẩm nên ăn sau khi mổ đại tràng bao gồm;

  • Ăn các loại hoa quả giàu vitamin C để tăng đề kháng (ổi, chuối, dâu tây, kiwi…). Với các loại quả cứng, bạn chỉ nên uống nước ép để tránh làm hệ tiêu hóa phải hoạt động nặng hơn.
  • Ăn các loại đồ mềm như cháo, súp.
  • Một số thực phẩm giảm tiêu chảy sau mổ đại tràng như sữa chua, khoai tây, bạn nên bổ sung thường xuyên vào bữa ăn.

Ngoài ra, trong chế độ ăn uống sau phẫu thuật đại tràng, bạn nên chú ý giảm đường, giảm muối, giảm dầu mỡ, tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Tránh ăn các đồ muối chua, đồ cay nóng, đồ chiên rán trong khoảng 1-2 tháng đầu, kiêng tuyệt đối rượu bia, thuốc lá cà phê trong ít nhất 6 tháng sau phẫu thuật để hệ tiêu hóa có cơ hội phục hồi nhanh. 

Khi bị bệnh đại tràng, chất xơ rất cần thiết. Tuy nhiên, sau khi mổ đại tràng, các thực phẩm giàu chất xơ lại rất dễ gây khó tiêu hóa và làm tăng áp lực cho đại tràng. Do đó, bạn nên ăn vừa phải các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, rau sống.

Mổ đại tràng là một cuộc đại phẫu thuật. Do đó bạn nên chuẩn bị kĩ càng trước và sau khi thực hiện phương pháp này để nhận được kết quả tốt nhất. 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x