VI KHUẨN HP LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
-
Ngày đăng:
03/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
313
Nội dung bài viết
ToggleVi khuẩn HP lây qua 4 đường chính: miệng – miệng, phân – miệng, dạ dày -miệng, dạ dày – dạ dày… Cụ thể vi khuẩn HP lây qua đường nào sẽ được nêu rõ ngay trong bài viết dưới đây
Xem thêm:
1. Vi khuẩn HP lây qua đường nào?
Vi khuẩn hp là gì? Đây là một loại xoắn khuẩn gram âm sinh sống và phát triển trong dạ dày con người và cũng là nguyên nhân gây ra các căn bệnh như viêm loét dạ dày, ung thư tá tràng… Có đến hơn 50% dân số trên thế giới bị nhiễm khuẩn HP và đa số không phát hiện ra điều này
Vi khuẩn hp có lây không? Vi khuẩn HP là loại khuẩn có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác và khả năng lây nhiễm này là rất mạnh qua 4 đường chính: miệng – miệng, phân – miệng, Dạ dày – miệng, Dạ dày – dạ dày. Chi tiết chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây:
1.1 Đường miệng – miệng
Vi khuẩn hp lây qua đường nào? Đường miệng là một trong những con đường lây lan chính của vi khuẩn HP.
Vì khuẩn Hp lây qua đường miệng – miệng thế nào?
Theo nghiên cứu, vi khuẩn HP không chỉ sinh sống trong vùng niêm mạc dạ dày mà còn xuất hiện cả trên khoang miệng và tuyến nước bọt của các bệnh nhân mắc bệnh này. Đặc biệt trong kẽ răng hay mảng bám răng.
Vì thế, thông qua việc dùng chung các dụng cụ cá nhân như bàn chải đánh răng, ly chén uống nước vẫn có nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP. 90% các cặp vợ chồng mà 1 trong hai bị nhiễm khuẩn HP thì người còn lại cũng sẽ bị nhiễm khuẩn này. Bên cạnh đó, việc hôn nhau giữa các cặp đôi hay mẹ mớm đồ ăn cho con cũng là nguyên nhân lây nhiễm khuẩn HP từ người sang người.
Thói quen ăn uống chấm chung bát mắm, chung canh, chung thức ăn và gắp thức ăn cho nhau là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lây truyền khuẩn HP.
Cách phòng tránh:
- Để tránh sự lây nhiễm vi khuẩn HP qua đường miệng – miệng, tốt nhất bạn cần luôn chuẩn bị sẵn những dụng cụ cá nhân như bàn chải đánh răng, ly nước riêng, hạn chế việc dùng chung các vật dụng có đưa lên miệng.
- Vệ sinh sạch sẽ và khử trùng các dụng cụ cá nhân thường xuyên để tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Với các em bé, sức đề kháng còn yếu, người lớn nên chế thơm các em cũng như không nên mớm đồ ăn cho bé. Thay vào đó, hãy dùng các dụng cụ xay nhuyễn đồ ăn cho trẻ dễ ăn hơn.
1.2 Đường phân – miệng
Vi khuẩn hp lây qua đường phân miệng như thế nào
Nếu bạn không biết vi khuẩn HP lây qua đường gì thì đường phần miệng là con đường lây lan mạnh của loại khuẩn HP.
Những người bị nhiễm khuẩn HP thì trong lượng phân thải ra của họ cũng chứa một lượng lớn vi khuẩn này. Vì vậy nếu bạn sống trong những khu dân cư đông đúc mà không vệ sinh tay chân sạch sẽ thì hoàn toàn có thể nhiễm khuẩn này thông qua việc dùng tay cầm thức ăn đưa vào miệng.
Cách phòng tránh:
- Để hạn chế tình trạng này, bạn cần luôn đảm bảo việc rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn cơm.
- Khi ở những nơi đông đúc, bạn cần đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ các khu vực nhà vệ sinh, nơi nấu ăn để tránh việc lây nhiễm với những người khác.
1.3 Vi khuẩn hp lây qua đường Dạ dày – Miệng
Vi khuẩn HP lây qua đường dạ dày – miệng
Một số người bị nhiễm khuẩn HP sẽ có các biểu hiện như ợ hơi, trào ngược dạ dày, buồn nôn, trào ngược hơi và thoát ra ngoài.
Nếu không chú ý thì những người xung quanh có thể bị lây nhiễm khuẩn HP. Thường thì tỷ lệ này khá thấp nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng và giữ gìn vệ sinh xung quanh để tránh lây nhiễm cho người thân, bạn bè xung quanh.
1.4 Dạ dày – Dạ dày
Vi khuẩn HP trong dạ dày lây như thế nào”
Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường nào? Chắc chắn là có rồi, loại khuẩn này lây lan bằng việc đưa các dụng cụ y tế vào dạ dày để nội soi hay khám tai mũi họng. Nếu các bác sĩ nội soi cho các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP nhưng không khử trùng kỹ dụng cụ mà tiếp tục nội soi cho bệnh nhân khác thì tỷ lệ bị lây nhiễm là rất cao.
Cách phòng tránh: Với trường hợp này, để phòng tránh tốt nhất khi có nhu cầu khám bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng, có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
1.5 Đường khác
Ăn uống tại các hàng quán ven đường không hợp vệ sinh, sử dụng hay sống gần nguồn nước bị ô nhiễm cũng là một trong số nguyên nhân khiến cơ thể người bị lây nhiễm khuẩn HP.
Xem thêm:
- Đau dạ dày HP là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Giải đáp thắc mắc vi khuẩn hp có lây qua đường nước bọt không ?
2. Làm sao để biết bị nhiễm vi khuẩn HP
Có nhiều cách khác nhau để kiểm tra xem bản thân có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.
- Nội soi: Các bác sĩ sẽ dùng phương pháp nội soi đưa ống dẫn vào dạ dày rồi lấy một mẫu sinh thiết quanh vị trí dạ dày bị tổn thương để đem đi làm xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm HP.
- Test hơi thở: Bệnh nhân sẽ thở ra vào một thiết bị y tế đặc biệt. Hơi thở thu được sau đó đem đi phân tích các chỉ số để xác định xem có bị nhiễm khuẩn HP hay chưa.
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân: Trong phân của người nhiễm HP sẽ chứa cả các khuẩn HP bởi vì vi khuẩn hp nếu tồn tại trong dạ dày sẽ được đào thải qua phân, vì vậy thông qua việc xét nghiệm phân ta có thể biết người đó đã mắc bệnh hay chưa.
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HP trong máu (ít được áp dụng): Cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể HP tồn tại trong máu khi bị nhiễm khuẩn HP. Vì vậy thông qua xét nghiệm máu, nếu phát hiện các kháng thể này thì người bệnh đã bị nhiễm khuẩn HP và cần phải điều trị.
3. Ai có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP?
Vi khuẩn hp lây qua đường nào đã được trả lời ở trên. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng lây lan khuẩn hp thì cần xác định được các đối tượng dễ mắc khuẩn hp. Cụ thể:
- Những người sống khu dân cư đông đúc, dùng chung nhà vệ sinh, ở gần các khu rác thải, ô nhiễm là đối tượng dễ mắc khuẩn HP nhất.
- Trẻ em cũng là đối tượng dễ lây nhiễm khuẩn HP do sức đề kháng yếu cùng thói quen không tốt của cha mẹ như mớm đồ ăn, hôn con hay do việc nghịch ngợm, không rửa tay trước khi ăn cơm…
- Trong gia đình có người thân mắc vi khuẩn hp thì các thành viên trong gia đình rất dễ mắc khuẩn hp
4. Cách điều trị và phòng tránh vi khuẩn HP
Cách điều trị vi khuẩn HP
Vi khuẩn hp lây qua đường nào và cách điều trị ra sao là hai câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Điều trị và diệt trừ khuẩn HP không quá khó khăn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số nhóm thuốc điều trị:
- Thuốc kháng Histamine H2: Ví dụ như: Cimetidine hoặc Ranitidine. Đây là một loại thuốc có thể ngăn chặn cơ thể tiết một chất gọi là histamine để kích hoạt sản xuất axit.
- Thuốc ức chế bơm Proton (PPI): Một số loại thuốc phổ biến bao gồm: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Esomeprazole. Đây là những loại thuốc ngăn chặn sản xuất axit sản xuất trong dạ dày.
Cách phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP
- Luôn giữ gìn vệ sinh chung, đặc biệt là các khu vực nhà vệ sinh, khu ăn uống để đảm bảo các vi khuẩn HP không có có hội sống sót và lây truyền.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, hạn chế uống chung ly tách, ăn chung chén bát. Rửa sạch hoặc khử trùng các vật dụng trên nếu có thể. Khi đi ăn tại các hàng quán, hạn chế việc uống chung ly tách để phòng tránh sự lây nhiễm từ những người trước có thể nhiễm bệnh.
- Vệ sinh chân tay sạch sẽ trước và sau khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh. Sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn để hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn HP nói riêng cũng như các vi khuẩn khác nói chung.
- Diệt trừ ruồi muỗi để hạn chế nơi kí sinh của khuẩn HP, đồng thời ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đối với trẻ em nên hạn chế việc hôn hít hay mớm thức ăn từ người lớn.
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết được vi khuẩn HP lây qua đường nào để từ đó có cách phòng tránh loại vi khuẩn này. Chúc các bạn luôn khoẻ mạnh!