Vi khuẩn HP kháng thuốc, nguy hiểm nhưng vẫn có cách chữa
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
338
Nội dung bài viết
ToggleTheo thống kê, 2/3 dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP và ở Việt Nam tỉ lệ này chiếm khoảng 70% dân số. Trong đó, tỷ lệ kháng metronidazole trên in vitro vào khoảng 35- 40% tại Hà Nội, tỷ lệ này là 85,7% với metronidazole và 46,6% với tinidazole tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là tình trạng rất đáng báo động bởi nếu người bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…
Xem thêm:
1. Nhận biết vi khuẩn Hp kháng thuốc như thế nào?
Để biết hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn Hp các bác sĩ thường áp dụng kháng sinh đồ. Quy trình như sau:
- Nội soi dạ dày và lấy mảnh sinh thiết dạ dày có chứa vi khuẩn Hp.
- Nuôi cấy vi khuẩn Hp trong mảng sinh thiết trong môi trường đặc biệt cho vi khuẩn phát triển.
- Tiến hành thử tính nhạy cảm của các vi khuẩn Hp với các loại kháng sinh khác nhau để tìm ra vi khuẩn kháng lại kháng sinh nào.
- Quá trình nuôi cấy vi khuẩn vẫn phát triển được trong môi trường đã cấy kháng sinh thì chứng tỏ chúng đã kháng loại kháng sinh đó và không nên tiếp tục dùng thuốc kháng sinh đó trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp trị bệnh.
Trao đổi thêm về vấn đề này, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Quỹ – Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội, Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa Việt Nam, cho biết:
“Trên lâm sàng, khi bệnh nhân đã tuân thủ điều trị đúng theo phác đồ của bác sĩ mà không hết các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, ợ chua, nôn,… thì phải đến ngay bệnh viện thăm khám lại. Bác sĩ sẽ nội soi lấy mảnh sinh thiết ra làm kháng sinh đồ. Tuy nhiên, phương pháp này tốn rất nhiều thời gian, từ 5-7 ngày nên trên thực tế, để đánh giá bệnh nhân có bị kháng thuốc hay không, thường đánh giá qua quá trình điều trị và phụ thuộc vào kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ.
Sau khi điều trị theo phác đồ, bệnh nhân phải dừng hoàn toàn kháng sinh trong 1 tháng, ngừng thuốc kháng tiết acid, thuốc bao niêm mạc dạ dày trong 2 tuần, sau đó mới nên làm kháng sinh đồ. Nếu kết quả âm tính thì lúc đó mới có thể khẳng định là phác đồ điều trị của chúng ta đã triệt căn và bệnh nhân khỏi hoàn toàn”.
TS.BS Nguyễn Thị Quỹ – Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội chia sẻ
Sở dĩ việc điều trị triệt để vi khuẩn HP trên thực tế rất khó khăn bởi vi khuẩn chỉ cần kháng lại 1 loại kháng sinh trong phác đồ điều trị thì coi như việc điều trị sẽ thất bại hoàn toàn, thêm vào đó là khả năng lây lan nhanh của HP trong cộng đồng. Do đó, việc tìm ra các biện pháp bổ sung để đáp ứng chữa bệnh và giảm thiểu tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc là vô cùng cần thiết.
2. Chuyên gia tư vấn về giải pháp mới an toàn, hiệu quả
Thông thường trong thực hành lâm sàng, khi tìm ra loại kháng sinh bị nhạy cảm với vi khuẩn Hp thì người bệnh cần ngừng ngay việc sử dụng phác đồ điều trị cũ và thay bằng các thuốc kháng sinh khác theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu chỉ đơn độc sử dụng kháng sinh điều trị theo các phác đồ như hiện tại thì khả năng tái phát và tình trạng kháng thuốc rất nhiều. Bởi vậy, một phương pháp đang được giới chuyên môn quan tâm đánh giá cao đó là phương pháp kết hợp tây y và đông y.
Một trong số các bài thuốc đông y có thể kết hợp uống kèm với phác đồ tây y cho tác dụng tốt đó là củ nghệ vàng (hoạt chất chính là Curcumin). Để nâng cao sinh khả dụng của Curcumin, viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam đã bào chế dưới dạng nano curcumin, tạo ra sản phẩm có tên thương mại là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CUMARGOLD.
Nói về tác dụng của nano Curcumin có trong CumarGold khi sử dụng phối hợp với phác đồ tây y trong trường hợp viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP kháng thuốc, TS.BS Nguyễn Thị Quỹ phân tích:
“Nano cucumin đã được các nhà khoa học trên thế giới chứng minh có tác dụng ức chế 65 chủng vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày theo cơ chế ngăn cản enzym tạo amin vòng của vi khuẩn, làm vi khuẩn không tổng hợp và nhân lên được, khác với cơ chế của các kháng sinh thông thường. Vì vậy, nano curcumin có thể dùng trong cả trường hợp vi khuẩn HP đã kháng kháng sinh.
Vấn đề điều trị vi khuẩn HP kháng thuốc rất khó khăn nhưng trong quá trình điều trị dùng kết hợp thuốc tây y với nano curcumin trong CumarGold, tôi nhận thấy khả năng làm liền vết thương rất tốt, cơ thể bệnh nhân khỏe lên, đỡ đau hơn, ăn tăng lên, làm tăng khả năng đề kháng. Sau quá trình điều trị thấy bệnh nhân cải thiện tốt và đỡ bị tái phát hơn so với phác đồ thông thường”.
Với sự tiến bộ mới này, việc giảm và đề phòng tái phát viêm loét dạ dày có khuẩn Hp hiệu quả và ít tốn kém hơn nhiều. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình.
Để tìm hiểu thêm về bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP, độc giả có thể tham khảo thêm ý kiến của dược sĩ chuyên môn qua tổng đài miễn cước 1800 1796.
Nhận thông báo
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments