Skip to main content

Đề phòng căn bệnh viêm loét hành tá tràng ở trẻ em

  • Ngày đăng:

    19/02/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    313

Nhiều người thường nghĩ bệnh viêm loét hành tá tràng chỉ gặp ở lứa tuổi trưởng thành. Thực chất dù ở lứa tuổi nào thì cũng đều có thể mắc bệnh này

Hiện nay, viêm loét hành tá tràng không còn là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em, thậm chí còn gặp ở trẻ rất nhỏ tuổi nhưng lại dễ bị bỏ qua vì phụ huynh lầm tưởng với những triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa hay đau bụng giun.

Xem thêm:

Nguyên nhân của bệnh viêm loét hành tá tràng ở trẻ em

Nhiều người đều tin rằng người lớn với áp lực công việc, cuộc sống cùng với việc thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích mới có thể mắc viêm dạ dày tá tràng.

Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Trẻ em có thể còn có nhiều lý do mắc bệnh hơn chúng ta nghĩ đấy.

Nguyên nhân của bệnh viêm loét hành tá tràng ở trẻ em

1. Stress từ việc học hành, thi cử

Xã hội hiện nay coi trọng bằng cấp và điểm số vô tình đã khiến nhiều phụ huynh gây áp lực cho con cái mình. Không khó để bắt gặp được hình ảnh một đứa trẻ học từ sáng đến tối.

Những sự lo âu trong chuyện điểm số và danh hiệu đã phần nào trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ nhỏ khi không lại mắc bệnh về dạ dày

Áp lực từ việc học hành thi cử là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

2. Do ăn uống không điều độ

Với thời gian biểu dày đặc như vậy thì thời gian ăn uống của trẻ em sẽ bị hạn chế và rất nhiều trường hợp trẻ không kịp ăn hoặc ăn vội để đi học.

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến và chủ yếu gây bệnh viêm loét hành tá tràng ở trẻ em.

3. Do lạm dụng thuốc

Thực tế cho thấy, nhiều trẻ em hiện nay đang bị loét dạ dày do sử dụng thuốc chứ không phải do các nguyên nhân khác.

Thậm chí việc sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau có thể gây ra những rối loạn tiêu hóa và chảy máu tiêu hóa ở một số trẻ em.

Nhiều loại thuốc mà phụ huynh cho trẻ uống cũng là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng

4. Do nhiễm khuẩn Hp

Loại vi khuẩn Hp này là một trong những thủ phạm chính gây bệnh đau dạ dày ở trẻ em.

Khuẩn Hp là một loại vi khuẩn khá phổ biến, và dễ lây lan. Vi trùng này lây qua đường miệng – phân do vệ sinh ăn uống kém.

Đặc biệt, thói quen ăn uống chung đụng trong gia đình và xã hội sẽ dễ khiến trẻ em bị lây nhiểm khuẩn Hp gây ra viêm loét dạ dày.

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày tá tràng ở cả người lớn và trẻ em

Một lý do khác khiến vi khuẩn Hp xuất hiện ở trẻ em là do yếu tố di truyền bởi loại vi khuẩn này hoàn toàn có thể di truyền từ cha mẹ sang con.

Thế nên đối với những gia đình mà có cha mẹ mắc phải bệnh dạ dày thì khả năng rất cao đứa trẻ khi sinh ra đã bị bệnh về dạ dày bẩm sinh.

Triệu chứng của bệnh viêm loét hành tá tràng ở trẻ em

Những triệu trứng viêm loét dạ dày ở trẻ em thường bị hiểu nhầm thành khó tiêu hoặc đau bụng do giun dẫn đến nhiều bậc cha mẹ đã bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm tình trạng của con.

triệu chứng của bệnh viêm loét hành tá tràng ở trẻ em

Tuy nhiên, nếu trẻ gặp các triệu chứng cơ bản dưới đây thì cha mẹ nên đưa con mình đến gặp bác sĩ để xem trẻ có mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng hay không.

Đau rát vùng thượng vị, triệu chứng này thường xuất hiện ở trẻ từ 10 đến 16 tuổi, vì cơ thể đã bắt đầu phát triển giống cơ thể người lớn. Đây là biểu hiện dễ thấy nhất:

Buồn nôn và nôn

Đau ngực

Sút cân

Thường xuyên ợ nóng và nấc cục

Chán ăn

Khó nuốt

Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, có thể có màu đỏ tối hoặc đen

Chăm sóc trẻ bị viêm loét hành tá tràng

Nếu trẻ bị chẩn đoán loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Hp, bạn cần cho trẻ dụng đúng, đủ thuốc kháng sinh theo phác đồ bác sĩ đã kê.

Ngay cả nếu triệu chứng của trẻ đã hết, nhiễm khuẩn Hp có thể vẫn còn, do đó bạn vẫn cần sử dụng đầy đủ phác đồ cho tới khi hết thuốc và được bác sĩ xác nhận điều trị thành công.

Nếu trẻ bị loét dạ dày tá tràng do sử dụng thuốc, thì bạn cần cho trẻ tránh những loại thuốc chống viêm giảm đau không steroids (NSAIDs).

Về chế độ ăn cho trẻ, bạn nên cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, miễn là nó không làm tình trạng viêm loét dạ dày của trẻ nặng hơn.

Bố mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng vì trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển

Bạn cần giúp trẻ tránh xa các loại thực phẩm như cà phê, trà, soda, thực phẩm chứa caffein cocain (như coke, pepsi…) vì chúng có thể kích thích tăng tiết acid dạ dày và làm nặng hơn triệu chứng ở trẻ bị bệnh.

 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x