Skip to main content

Viêm hang vị dạ dày có lây không? Lây qua những đường nào ?

  • Ngày đăng:

    30/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    219

Viêm hang vị dạ dày có lây không luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi số lượng người mắc bệnh ngày càng nhiều và việc tránh sinh hoạt chung với người bệnh là rất khó khăn. Cụ thể câu trả lời cho vấn đề này như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: 

1. Viêm hang vị dạ dày là gì?

Viêm hang vị dạ dày có lây không
Viêm hang vị dạ dày có lây không là nỗi băn khoăn của nhiều người

Nếu quan sát theo phương thẳng, chúng ta có thể thấy dạ dày mang hình chữ J, bao gồm tâm vị, tiếp tới là phình vị, hang vị và tận cùng là môn vị. Hang vị dạ dày là phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong cho đến lỗ môn vị. Đây chính là nơi có nhiệm vụ chứa đựng thức ăn, nước uống được đưa vào cơ thể, nên khá dễ bị viêm loét.

Viêm hang vị dạ dày chính là tình trạng hang vị ở niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, gây ra các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Bệnh này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân ở độ tuổi trung niên và cao tuổi thường cao hơn.

2. Vậy viêm hang vị dạ dày có lây không?

Nguyên nhân gây viêm hang vị
Viêm hang vị dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Viêm hang vị dạ dày gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm có:

  • Do vi khuẩn HP
  • Căng thẳng cao độ lâu ngày
  • Chế độ ăn uống không phù hợp
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài.

Vi khuẩn HP – Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan tới viêm loét dạ dày – tá tràng. Nếu người bệnh bị viêm hang vị dạ dày HP, nguy cơ lây nhiễm bệnh ra những người khác là hoàn toàn có thể. Quá trình lây nhiễm này cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

3. Nguyên nhân bị lây viêm hang vị dạ dày

Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể lây lan và có thể lây truyền qua các con đường sau đây:

3.1. Đường miệng – miệng

Đường miệng - miệng
Vi khuẩn Hp có thể lây qua đường miệng – miệng

Đường miệng – miệng được xem là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP phổ biến nhất. Vi khuẩn HP không chỉ tồn tại được trong dạ dày mà còn có rất nhiều trong nước bọt, ở răng, trong khoang miệng… của bệnh nhân.

Khi người bệnh thực hiện các động tác như hôn, sử dụng chung chén đũa, chấm chung bát nước chấm, dùng miệng để mớm thức ăn, dùng chung bàn chải đánh răng… vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây lan thông qua nước bọt và xâm nhập vào cơ thể của người khác.

Cũng vì lý do này, những người cùng sống chung gia đình, ăn cùng mâm cơm sẽ khá dễ bị lây nhiễm HP từ nhau và dễ mắc bệnh viêm hang vị dạ dày. Chính vì thế, nếu bạn đang băn khoăn viêm hang vị dạ dày có lây không thì hãy nên cẩn thận hơn trong việc ăn uống nhé.

3.2. Lây qua đường dạ dày – miệng

Vi khuẩn HP khi đã sinh sôi sẽ gây ra chứng viêm loét dạ dày, làm cho người bệnh mắc phải chứng trào ngược dạ dày. Lúc này, vi khuẩn sẽ theo chất dịch nôn từ dạ dày trào ngược ra ngoài. Khi người bệnh hắt hơi, ợ chua hay thậm chí là thở mạnh, vi khuẩn HP cũng sẽ theo đó mà lây lan tới những ai đang tiếp xúc ở cự ly đủ gần.

3.3. Lây qua đường phân – miệng

Không rửa tay bằng xà phòng khi đi vệ sinh xong
Không rửa tay bằng xà phòng khi đi vệ sinh xong

Trong phân mà các bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP thải ra ngoài có chứa một lượng lớn loại xoắn khuẩn này. Nếu những bệnh nhân này đi vệ sinh nhưng không rửa tay và có biện pháp xử lý chất thải sạch sẽ thì sẽ vô tình giúp cho vi khuẩn HP phát tán ra xung quanh.

Bên cạnh đó, một số loài vật trung gian như ruồi muỗi, gián chuột… cũng góp phần khiến cho vi khuẩn HP từ phân dễ dàng lây lan từ người này sang người khác.

3.4. Lây qua đường dạ dày – dạ dày

Ngoài ba con đường lây lan kể trên, khuẩn HP còn có thể lây nhiễm trực tiếp từ dạ dày của người bệnh sang dạ dày của người bình thường.

Khi đi khám và thực hiện thủ thuật nội soi tại các cơ sở y tế, bạn có thể vô tình bị lây nhiễm vi khuẩn HP nếu các dụng cụ nội soi không được vệ sinh kỹ và vẫn còn dính dịch hoặc vi khuẩn từ những người khám trước. Tình trạng này tuy không phổ biến nhưng hoàn toàn có thể xảy ra ở những cơ sở y tế có vệ sinh kém.

4. Khi nghi ngờ viêm hang vị dạ dày nên làm gì?

Nếu bạn đang băn khoăn viêm hang vị dạ dày có lây không, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được các bác sỹ thăm khám cụ thể, 1 trong 4 phương pháp xét nghiệm sau để kiểm tra bao gồm:

Phương pháp nội soi

Nội soi dạ dày
Phương pháp nội soi dạ dày
  • Phương pháp nội soi dạ dày sử dụng một ống nội soi nhỏ có gắn camera để luồn vào dạ dày qua ống thực quản của bệnh nhân. Ống này sẽ giúp bác sĩ phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên bề mặt của niêm mạc dạ dày.
  • Nếu phát hiện biểu hiện bất thường, bác sĩ sẽ lấy một mảnh sinh thiết ở quanh vị trí vết thương dạ dày để đem đi xét nghiệm Clo Test hoặc là thực hiện nuôi cấy vi khuẩn để tìm kiếm khuẩn HP.

Test hơi thở

  • Test hơi thở (Urea Breath Test) là phương pháp xét nghiệm dạ dày không xâm lấn rất phổ biến trên toàn thế giới.
  • Có 2 dạng test hơi thở để xét nghiệm khuẩn HP phổ biến hiện nay là Test hơi thở bằng bóng và Test hơi thở bằng thẻ.
  • Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ cầm trên tay một thiết bị để thở vào. Hơi thở này của bệnh nhân sẽ được đêm đi phân tích để xác định bệnh nhân có dương tính với HP hay không.

Xem thêm: Test vi khuẩn HP bằng hơi thở chính xác nhất như thế nào?

Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân

  • Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP có trong phân của bệnh nhân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang.
  • Đây cũng là phương pháp được ưu tiên trong việc đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn HP dẫn tới viêm hang vị.

Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu

  • Phương pháp xét nghiệm máu sẽ tìm kiếm các kháng thể HP trong máu để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Phương pháp này có thể gây ra tình trạng dương tính HP giả nên ít được áp dụng. Bởi kể cả khi vi khuẩn HP đã được loại trừ khỏi cơ thể, kháng thể HP vẫn có thể tiếp tục tồn tại trong cơ thể thêm 1 thời gian khá dài.

Xem thêm: Có hay không sự tồn tại vi khuẩn HP trong máu?

5. Phòng ngừa bị lây nhiễm viêm hang vị do vi khuẩn HP gây nên

Rửa tay bằng xà phòng
Khi đi vệ sinh bạn xong bạn nên rửa tay lại bằng xà phòng

Ngoài vấn đề viêm hang vị dạ dày có lây không, bạn cũng nên lưu ý những vấn đề để phòng ngừa và diệt trừ vi khuẩn HP có thể lây lan như sau:

  • Cần xử lý các chất thải và phân cho hợp vệ sinh: Chất thải cần phải được xử lý trên hệ thống bồn cầu tiêu chuẩn. Ngoài ra, ta cũng cần phải thường xuyên vệ sinh khu vực này bằng các loại thuốc tẩy rửa để tiệt đường lây lan của khuẩn HP.
  • Tập thói quen sử dụng muỗng chung cho từng món: Bạn có thể sử dụng muỗng chung cho từng món ăn, mọi thành viên sẽ dùng muỗng này để múc thức ăn vào chén riêng rồi sử dụng bộ đũa và muỗng riêng của mình.
  • Thói quen ăn uống hợp vệ sinh: Hạn chế ăn hàng quán, ăn các loại thực phẩm hợp vệ sinh và tránh dùng nguồn nước ao hồ, sông suối, nguồn nước bị ô nhiễm ..
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn: Đi vệ sinh xong rửa tay sạch sẽ, trước khi ăn uống cũng nên vệ sinh tay sạch sẽ, bát đũa ăn uống cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và tráng nước sôi nếu cần.
  • Sử dụng nano curcumin: Chiết xuất từ củ nghệ vàng, có khả năng tiêu diệt tới 65 chủng vi khuẩn HP khác nhau giúp bạn giảm thiểu đối đa nguy cơ mắc bệnh, giữ cho hệ tiêu hóa của bạn luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Viêm hang vị dạ dày không nên ăn gì? 12 thực phẩm cần tránh xa

Trên đây là những thông tin chính xác nhất về vấn đề viêm hang vị dạ dày có lây không và những con đường lây lan mà bạn có thể mắc phải. Hãy ghi nhớ những thông tin này để phòng bệnh tốt nhất nhé.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x