Skip to main content

8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày

  • Ngày đăng:

    15/07/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    319

8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày từ các chuyên gia trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hỗ trợ tối đa điều trị hiệu quả căn bệnh này. Ngoài ra còn tạo thói quen rất tốt để luôn có một hệ tiêu hoá và một cơ thể khoẻ mạnh.

1. Nên ăn theo định lượng

Ăn theo định lượng
Người bị đau dạ dày cần đặc biệt chú ý tới thời gian biểu và khẩu phần ăn

Người mắc chứng đau dạ dày tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình cả về thời gian và khẩu phần ăn sao cho thực sự phù hợp. Trong 8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày, đây là điều quan trọng đầu tiên mà bạn nên thực hiện.

Việc tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ ăn phù hợp sẽ giúp cho hệ tiêu hóa và đặc biệt dạ dày có được thời gian nghỉ – hoạt động phù hợp. Kiểm soát khẩu phần ăn mỗi bữa cũng tránh được việc dạ dày bị quá tải sau mỗi bữa ăn. Như vậy, người bị đau dạ dày sẽ tránh được tình trạng đầy bụng và những cơn đau sau khi ăn.

Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm và không còn thời gian để chuẩn bị hay đi ăn. Tuy nhiên, đây thực sự là thói quen sai lầm.

  • Sau bữa sáng cơ thể sẽ phải hoạt động và làm việc rất nhiều. Do đó, để bụng đói vào sáng và trưa có thể khiến bạn mệt lả, không đủ năng lượng hoạt động.
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đặc biệt, điều này còn có thể là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc dạ dày bị kích thích bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày.

Việc xây dựng lịch trình ăn hàng ngày thế nào là điều cực kỳ quan trọng và cần được lên kế hoạch một cách rõ ràng ở những bệnh nhân mắc chứng đau dạ dày. Cụ thể:

Bữa sáng: 

  • Bữa sáng cần được coi là bữa ăn chính và quan trọng nhất trong một ngày bởi nó cung cấp năng lượng để bạn khởi động một ngày. Trung bình năng lượng dành cho bữa sáng mà bạn nên hấp thu cần đạt 1/3 năng lượng cả ngày.
  • Để đảm bảo một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng, bạn cần cung cấp đủ 3 nhóm: chất bột (bánh mì, cơm, bún, phở…), nhóm chất đạm (thịt, cá…), chất béo (dầu ăn, bơ…), nhóm vitamin và muối khoáng (rau, củ và các loại hoa quả…). Tuy nhiên, người mắc chứng đau dạ dày nên hạn chế nhóm chất béo, sử dụng nhóm chất bột  và các loại rau củ có chọn lọc. Chẳng hạn: không nên ăn các loại rau củ muối, không ăn bánh mì trắng phết bơ,…

Bữa trưa: Một bữa trưa cung cấp trên 700 kcalo được coi là bữa trưa hoàn hảo, mang đến đầy đủ năng lượng cho cơ thể nhất. Nếu bạn đã ăn sáng quá nhiều thì có thể lựa chọn cắt giảm khẩu phần của bữa trưa để không cảm thấy quá no. Mặc dù vậy, bạn cũng không được bỏ bữa trưa nhé.

  • Bữa tối: Với bữa tối, bạn không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là đối với các bệnh nhân đau dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá muộn. Ăn muộn khiến dạ dày không kịp tiêu hóa hết thức ăn trước khi bạn đi ngủ. Thức ăn tồn đọng trong dạ dày khi đi ngủ khiến bạn khó ngủ hơn, dạ dày cũng chậm tiêu hóa hơn. Điều này dễ khiến các cơn đau dạ dày xuất hiện.

Việc chọn lựa định lượng ăn vừa phải, ăn lượng vừa đủ và không được dung nạp thức ăn sau 8h sẽ giúp cho dạ dày của bạn có thể được bảo vệ và tránh được các nguy cơ đau dạ dày tiềm ẩn.

2. Chế biến thức ăn bớt mặn cũng giúp chữa bệnh đau dạ dày

Các con số thống kê cho thấy, 14% số bệnh nhân đau dạ dày bị ung thư hóa có thói quen thường xuyên ăn mặn. Điều này được phát hiện bởi các nhà khoa học khẳng định rằng, vi khuẩn HP trong dạ dày có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn ở những bệnh nhân có sở thích ăn mặn.

Chính vì vậy, đây là lời khuyên thứ 2 trong 8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày các bạn nên tuân thủ bởi thói quen ăn mặn cần phải được điều chỉnh và sớm chấm dứt. Liều lượng muối cung cấp cho cơ thể được khuyến cáo tốt nhất ở người bình thường là không nên nhiều hơn 6g mỗi ngày.

3. Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành

Lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành
Hạn chế ăn đậu nành là các chế phẩm từ đậu nành

Bệnh nhân đau dạ dày được khuyến cáo không nên ăn nhiều đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ… Những thực phẩm này có thể kích thích tiết nhiều dịch vị hơn và gây ra hàng loạt những biểu hiện khó chịu như ợ chua, đau ngực, cổ họng, ợ nóng.

Ngoài ra, nếu bạn ăn quá nhiều hoặc ăn vào buổi tối với các món ăn này. Đậu nành tồn đọng lại trong dạ dày, tạo men và khiến cho người ăn cảm thấy đau bụng, chướng bụng, khó tiêu…

4. Bạn nên có các biện pháp giải tỏa căng thẳng thường xuyên

Một trong 8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày mà mọi bác sĩ đều khuyến cáo đó là hãy giải tỏa các áp lực về tinh thần, sự căng thẳng. Nghe thì có vẻ vô lý, tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi cơ thể gặp phải tình trạng căng thẳng kéo dài stress thì hệ thần kinh sẽ truyền tín hiệu kích thích cơ thể tiết ra nhiều chất để dung hòa. Chính những chất này kích thích tăng tiết dịch vị tiêu hóa trong bao tử, tạo nên môi trường giàu axit trong khi không hề có thức ăn. Điều này có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tạo nên những cơn đau và viêm loét dạ dày.

Một vài những biện pháp để có thể giải tỏa căng thẳng một cách có hiệu quả:

  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan.
  • Nuông chiều bản thân.
  • Tập thể dục mỗi ngày, thiền, Yoga,…

5. Bổ sung các thực phẩm lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bổ sung thực phẩm lành mạnh

Đau dạ dày khiến khả năng ăn uống của người bệnh sẽ bị hạn chế. Do đó, việc chắt lọc và đưa ra những thực phẩm lành mạnh, giàu vi lượng, khoáng chất, vitamin từ những thực phẩm sạch là điều hoàn toàn cần thiết. Người đau dạ dày cần thực hiện bổ sung 3 nhóm thực phẩm quan trong bao gồm.

  • Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày nên lựa chọn các nhóm sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua), mật ong, trứng, chè nóng…
  • Thực phẩm giúp lành vết loét, viêm dạ dày có thể sử dụng nhóm hải sản như: tôm, cá,…hay nhóm các loại cải: bắp cải, súp lơ… Đây là những thực phẩm giàu kẽm, protein và vitamin u giúp vết thương chóng lành.
  • Thức ăn giảm tiết axit như: bánh mì (đặc biệt là bánh mì nguyên hạt), xôi, cơm, các món súp, cháo, khoai luộc, thịt – cá hấp… được khuyến cáo nên sử dụng. Bởi lẽ, các nhóm thực phẩm chứa tinh bột này sẽ giúp thấm hết lượng axit dư thừa có trong dạ dày.

6. Uống trà ấm

Đây là lời khuyên thứ 6 trong 8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày. Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, bởi nó mang lại rất nhiều những lợi ích tuyệt vời. Trà ở nhiệt độ từ 30-32 độ C có thể trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Trà hoa cúc, trà xanh hay trà hoa nhài là những chế phẩm từ trà mà bạn có thể lựa chọn.

Tuy nhiên, không nên pha và thưởng thức trà ở nhiệt độ thấp, lạnh hơn 32 độ. Bởi điều này có thể khiến dạ dày co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

7. Mát xa trước khi đi ngủ

Xoa bụng đúng cách
Mát xa trước khi đi ngủ

Thói quen thực hiện một vài động tác mát xa trước khi đi ngủ mặc dù hết sức đơn giản, nhưng lại mang đến tác dụng cực kì tốt cho hệ tiêu hóa và đặc biệt là dạ dày. Chính vì vậy, sau khi ăn tối, khoảng trước 15 – 30 phút đi ngủ, bạn có thể thực hiện mát xa.

Hãy xoa tay vòng quanh rốn khoảng 60 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc thao tác này bằng việc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thực hiện xoa bụng một cách thường xuyên, đều đặn sẽ giúp kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn. Bài tập nhỏ này cũng giúp bạn đẩy bớt khí thừa ra khỏi dạ dày, giảm cảm giác đầy bụng khó chịu. Mát xa cũng giúp bạn thư giãn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.

8. Thực hiện đủ 9 “không”

Hãy nói không với 9 thông tin dưới đây để có thể có dạ dày khỏe mạnh và hạn chế những cơn đau do viêm loét dạ dày nhé!

8.1 Không nên ăn lạnh

Bệnh nhân loét, viêm dạ dày vốn có chức năng tiêu hóa kém. Do đó, đồ lạnh sẽ rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn. Không chỉ trong bữa ăn mà ngay cả sau khi ăn, những thực phẩm lạnh như kem, chè, nước lạnh,…đều được khuyến cáo không nên sử dụng. Sau khi ăn, thức ăn vẫn còn tồn tại trong dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.

Nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải co mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường. Nước lạnh cũng có thể kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

8.2 Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị

Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống đặc biệt là với những món ăn quá quá nhiều gia vị. Bởi lẽ, hấp thụ loại đồ ăn này có thể làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, đồ nướng có tẩm ướp, thực phẩm hun khói…

8.3 Không tập thể dục ngay sau khi ăn

Thói quen tập thể dục mặc dù rất tốt nhưng cần đúng thời điểm. Sau khi ăn người có bệnh dạ dày không nên tập thể dục mà nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa và dạ dày có sự tập trung để làm việc một cách triệt để. Nếu muốn đi bộ hoặc tập thể dục thì hãy chờ ít nhất 30 phút –  1 tiếng sau bữa ăn nhé!

8.4 Không ăn các món ăn cay nóng

Bị đau dạ dày kiêng những gì? Các loại hạt đậu là câu trả lời
Bị đau dạ dày kiêng những gì? Các loại hạt đậu là câu trả lời

8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày khuyên bạn không nên ăn các món ăn cay nóng nếu như bạn muốn chữa và phòng bệnh dạ dày. Những đồ ăn có tính kích thích như đồ ăn cay nóng là nguyên nhân lớn dẫn đến sự kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét, làm bệnh dạ dày nặng hơn. Các bác sĩ dinh dưỡng chuyên khoa khuyến cáo rằng, không chỉ người đã có bệnh dạ dày, những người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều những loại thực phẩm này để bảo vệ dạ dày của chính chúng ta.

8.5 Không ăn quá nhiều, quá no

Thói quen ăn quá no không những khiến cơ thể không hấp thụ hết mà còn để lại gánh nặng lớn với dạ dày. Thậm chí, thói quen này có thể dẫn đến những rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, niêm mạc dạ dày cần được bổ sung và tái tạo liên tục nên cần đảm bảo bữa ăn nào tiêu hóa hết bữa ăn đó. Tuyệt đối tránh tình trạng bữa ăn sau đã đến lấp đầy dạ dày, niêm mạc dạ dày sẽ không kịp hồi phục, gây tổn thương.

8.6 Không suy nghĩ, nói chuyện nhiều khi ăn

Suy nghĩ hay nói quá nhiều khi ăn là một trong số những thói quen không tốt gây ảnh hưởng đến dạ dày. Theo Đông y, Tỳ có chức năng vận hóa đồ ăn, chuyển hóa những chất dinh dưỡng thành máu để có thể đi nuôi cơ thể. Tỳ còn là bộ phận có chức năng chủ ý, vì vậy khi người suy nghĩ, lo toan quá mức sẽ gây ảnh hưởng lên tỳ.

Khi ăn, nếu nói hay suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến Tỳ sẽ thực hiện chức năng chủ ý nhiều mà quên đi việc thực hiện tốt chức năng tiêu hóa. Vì thế, khi ăn nên giữ tâm thái thoải mái, hạn chế nói chuyện, không nên xem ti vi hay nghịch điện thoại khi ăn. Trong 8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày các bạn đừng quên lời khuyên này nhé

8.7 Không ăn quá nhanh

Ăn nhanh đối với hệ tiêu hóa nói chung là rất có hại. Bởi lẽ, trước khi thực ăn qua thực quản xuống dạ dày cần được nghiền nhỏ cơ học tại miệng. Nếu động tác nhai không kỹ, ăn quá nhanh có thể khiến thời gian nhai giảm bớt. Thức ăn khi xuống dạ dày sẽ không đủ nhỏ và điều này chắc chắn sẽ khiến dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều hơn, có thể gây tổn thương niêm mạc, dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Tưởng chứng không quan trọng nhưng trong 8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày thì lời khuyên này không thể thiếu

8.8 Không uống các chất có hại như cồn, chất kích thích, chất gây nghiện

Các thực phẩm như: bia rượu, cà phê, thuốc lá,… đều là những nhân tố chứa nhiều chất hóa học độc hại.

Khi sử dụng nhóm chất kích thích này có thể khiến dạ dày bị kích ứng, tiết axit tiêu hóa bất thường và tăng nguy cơ nhiễm độc cho đường ruột. Không chỉ sử dụng rượu, bia, chất kích thích cũng gây hại gan, hại phổi, phá hủy sức miễn dịch con người nhanh chóng.

8.9 Tránh ăn một số loại trái cây không tốt cho dạ dày

Trái cây và rau quả cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên với những bệnh nhân đau dạ dày thì điều này dường như có một vài ngoại lệ. Một số loại thực phẩm khi hấp thụ vào có thể khiến các cơn đau dạ dày trở lại hoặc xuất hiện các tình trạng chướng bụng, nôn,…

Do đó, súp lơ xanh, bắp cải nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng. Ngoài ra, dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn) nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy.

Hi vọng với 8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thể áp dụng và tránh được những cơn đau dạ dày. Từ đó, giúp ổn định và đẩy lùi bệnh lý này.

>> Tìm hiểu thêm: 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x