Skip to main content

Đau Dạ Dày Cấp Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

  • Ngày đăng:

    25/08/2020
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    381

Đau dạ dày cấp tính là bệnh phổ biến, nó làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp bạn có được thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa đau dạ dày cấp tính.

Đau dạ dày cấp tính là gì?
Đau dạ dày cấp tính là gì?

1. Đau dạ dày cấp tính là gì?

Đau dạ dày cấp tính/đau bao tử cấp tính là tình trạng niêm mạc dạ dày bị sưng viêm đột ngột do chịu ảnh hưởng của các tác nhân độc hại hoặc vi khuẩn, điều đó khiến người bệnh cảm thấy nóng ruột, đau rát và khó chịu vô cùng. Ở giai đoạn cấp, triệu chứng của bệnh có xu hướng tiến triển nhanh chóng. Nếu không điều trị kịp thời có thể tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày cấp tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày cấp tính, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm khuẩn, ngộ độc hoặc lạm dụng thuốc. Sau đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân gây đau dạ dày cấp:

  • Vi khuẩn HP: Vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể người qua đồ ăn, uống hoặc dụng cụ nhiễm khuẩn. Vi khuẩn HP tồn tại tồn tại và phát triển mạnh trong trong môi trường acid mà cu thể là niêm mạc dạ dày. Nó thường tiết ra độc tố để ăn mòn lớp nhầy mucin bảo vệ niêm mạc, kích thích tăng tiết acid gây đau dạ dày.
  • Lạm dụng rượu bia: Ethanol trong rượu bia có hại với niêm mạc dạ dày, thực quản. Đây là thành phần có khả năng làm suy giảm lớp màng bảo vệ niêm mạc, kích thích dạ dày tăng tiết acid, ăn mòn và xâm lấn mô. Lạm dụng rượu bia có thể dẫn đến đau dạ dày cấp, suy gan, xơ gan,…
  • Thuốc chống viêm, giảm đau; Các loại thuốc như NSAID, Corticoid dạng uống,… thường được sử dụng để giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, sử dụng chúng trong một thời gian dài có thể khiến đau dạ dày cấp, xuất huyết hay viêm loét dạ dày.
  • Ngộ độc thực phẩm; Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng tiêu hóa bị rối loạn, khó thở, tụt huyết áp, đau dạ dày cấp,… Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do thực phẩm chứa virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nhiễm hóa chất hay sử dụng thực phẩm chứa độc tố.
  • Bệnh nhiễm trùng cấp; Đau dạ dày cấp tính có thể khởi phát do ảnh hưởng của các bệnh nhiễm trùng cấp. Một số trường hợp đau dạ dày cấp sẽ xuất hiện thứ phát sau các bệnh nhiễm trùng như thương hàn, bạch hầu, sởi, viêm ruột thừa,…
  • Hóa chất: Đau dạ dày cấp có thể do ngộ độc muối kim loại nặng, thủy ngân, acid sulphuric,… Các hóa chất này thường tồn tại trong thực phẩm, nguồn nước hoặc không khí.
  • Một số yếu tố khác: Đau dạ dày cấp tính có thể là hệ quả của tăng đường máu, chấn thương, bỏng nặng, tăng ure máu, stress trong thời gian dài,… Đây là các yếu tố có khả năng kích thích tăng tiết dịch vị, giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày, làm cho acid bị ứ đọng gây tổn thương niêm mạc và khởi phát những cơn đau dạ dày cấp tính.

3. Triệu chứng đau dạ dày cấp tính

Triệu chứng đau dạ dày cấp tính
Triệu chứng đau dạ dày cấp tính

Triệu chứng của đau dạ dày cấp thường khởi phát đột ngột và diễn tiến nhanh. Đau thượng vị, chán ăn, buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, đi ngoài phân lỏng,… là những triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày cấp tính.

3.1 Đau thượng vị

Triệu chứng điển hình của đau dạ dày cấp tính là các cơn đau vùng thượng vị cùng cảm giác cồn cào, nóng rát. Các cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi nằm gập bụng hoặc ngồi nghỉ ngơi. Thời gian đau có thể kéo dài vài tiếng hoặc theo chu kỳ. Đau dạ dày cấp do ngộ độc thực phẩm thì các cơn đau có thể bùng phát thành từng cơn ở vùng bụng, lan tỏa ra sau lưng, tức ngực.

3.2 Buồn nôn, nôn

Người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, nôn sau khi ăn. Sau khi nôn thì thấy cơn đau thượng vị, cảm giác khó chịu, chướng bụng có xu hướng thuyên giảm. Nôn mửa kéo dài có thể khiến cơ thể mất nước, suy nhược, mệt mỏi và giảm cân.

3.3 Các triệu chứng khác

Bên cạnh những triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, nôn, đau dạ dày cấp tính còn gây nên một số triệu chứng như:

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
  • Đầy bụng, sôi bụng
  • Chán ăn
  • Đi ngoài phân lỏng

4. Biến chứng của đau dạ dày cấp tính

Rất nhiều người thắc mắc “Đau dạ dày cấp tính có nguy hiểm không?” và “Biến chứng của đau dạ dày cấp tính là gì?”. Đau dạ dày cấp tính có nguy hiểm bởi các cơn đau dạ dày cấp tính thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Nếu không được xử lý kịp thời và điều trị đúng cách cách có thể gây nên những biến chứng sau:

  • Viêm loét dạ dày mạn tính: Đau dạ dày cấp tính nếu không được xử lý kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn viêm loét dạ dày mạn tính. Các triệu chứng của viêm loét dạ dày mạn tính thường dữ dội, dai dẳng và khó điều trị dứt điểm.
  • Xuất huyết dạ dày; Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) là biến chứng thường gặp nhất của đau dạ dày cấp. Biến chứng này xuất hiện có thể do lạm dụng thuốc chống viêm, rượu bia, stress kéo dài,… Đây là vấn đề nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Hãy đến gặp bác sĩ nếu gặp một số triệu chứng như nôn ra máu, bã nôn có màu cà phê, đi ngoài ra máu.
  • Thủng dạ dày; Thủng dạ dày cũng là biến chứng của đau dạ dày cấp tính. Đây là tình trạng dạ dày có một hoặc nhiều lỗ. Khi đó, người bệnh sẽ gặp những cơn đau đột ngột và dữ dội kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn, ớn lạnh. Thủng dạ dày rất nguy hiểm vì nó đe dọa đến tính mạng.
  • Ung thư dạ dày: Đau dạ dày cấp tính có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là ung thư dạ dày. Ở giai đoạn muộn, các khối u ác tính có thể xâm lấn sang các cơ quan khác thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
  • Nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa khác: Dạ dày thực hiện nhiệm vụ lưu trữ thức ăn. Thế nhưng, khi dạ dày bị tổn thương và chức năng rối loạn, các cơ quan khác của hệ tiêu hóa cũng có thể bị ảnh hưởng và có thể phát sinh những vấn đề tiêu cực. Ngoài những biến chứng kể trên, đau dạ dày cấp còn ảnh hưởng đến ăn uống, làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược và khả năng tập trung bị hạn chế. Những cơn đau dạ dày cấp thường xuất hiện vào ban đêm, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

5. Cách xử lý tạm thời khi bị đau dạ dày cấp tính

Cách xử lý tạm thời khi bị đau dạ dày cấp tính
Cách xử lý tạm thời khi bị đau dạ dày cấp tính

Bệnh đau dạ dày cấp tính cần được điều trị sớm để giảm cơn đau và ngăn ngừa biến chứng. Trong trường hợp nhiễm khuẩn cần có hướng điều trị tích cực để tiêu diệt vi khuẩn và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi các triệu chứng của đau dạ dày cấp, bạn nên thực hiện các biện pháp tạm thời sau:

  • Nếu bị ngộ độc hóa chất hoặc thực phẩm bạn nên gây nôn để loại bỏ độc tố và thức ăn trong dạ dày. Tiếp theo, sử dụng nước muối để loại bỏ tạp chất trong khoang miệng đồng thời làm dịu cổ họng.
  • Nên uống nhiều nước sau khi nôn xong. Bạn có thể uống thêm Oresol hoặc nước ép trái cây để cung cấp khoáng chất và chất lỏng cho cơ thể.
  • Nằm nghỉ ngơi để giảm hoạt động co bóp của dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn và cải thiện cơn đau thượng vị.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm để tránh gây áp lực cho dạ dày và ổ bụng.
  • Ngừng sử dụng nếu bị đau dạ dày cấp do sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm nên trong thời gian dài.

6. Điều trị đau dạ dày cấp tính

Sau khi xử lý tạm thời bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị y tế. Nếu bạn bị đau dạ dày cấp do ngộ độc thức ăn, nên đem mẫu thức ăn đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và sử dụng kháng sinh thích hợp.

6.1 Thuốc Tây trị đau dạ dày cấp tính

Thuốc Tây trị đau dạ dày cấp tính
Thuốc Tây trị đau dạ dày cấp tính

Các loại thuốc Tây trị đau dạ dày cấp thường được bác sĩ chỉ định là kháng sinh, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế bài tiết acid, bù điện giải. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng loại thuốc.  

+) Thuốc kháng sinh

Trường hợp đau dạ dày cấp do vi khuẩn E. Coli, phẩy khuẩn tả, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và điều trị nhiễm trùng ở niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng cho trường hợp đau dạ dày cấp do vi khuẩn HP gây ra.

+) Thuốc bảo vệ niêm mạc

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được chỉ định để điều trị ổ viêm loét tại dạ dày, ngăn chặn quá trình xâm lấn của acid và dự phòng biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Một số thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thường được sử dụng Misoprostol, Sucralfat, Rebamipide,…

+) Thuốc ức chế bài tiết acid

Để làm liền ổ loét và hạn chế tình trạng niêm mạc dạ dày bị ăn mòn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc ức chế Histamin H2 như Cimetidin, Ranitidin, Nizatidin; thuốc ức chế bơm Proton như Lansoprazole, Omeprazole; thuốc ức chế Gastrin như Somatostatin.

+) Bù điện giải

Oresol được sử dụng để bù nước và điện giải cho những trường hợp đau dạ dày cấp gây nôn mửa. Bạn có thể pha 1 gói oresol cùng 1 lít nước và uống nhiều lần trong 1 ngày. Không nên pha quá đặc hoặc quá loãng.

6.2 Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày cấp

Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày cấp tính
Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày cấp tính

Các bài thuốc dân gian có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đau dạ dày cấp tính. Dưới đây là 3 bài thuốc hỗ trợ trị đau dạ dày hiệu quả từ gừng, nha đam, nghệ mật & ong.

  • Nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong thường được kết hợp để điều trị bệnh dạ dày trong đó có đau dạ dày cấp tính. Cả hai nguyên liệu này đều có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa. Người bị đau dạ dày cấp nên uống nghệ ngâm mật ong đều đặn 2 lần/ngày để điều hòa hoạt động của dạ dày và giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Gừng tươi: Gừng có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng. Nó có tác dụng sát trùng, chống viêm, giảm đau, buồn nôn, nôn mửa và kích thích tiêu hóa. Methadone, Zingiberol, Oleoresin, Tecpen trong gừng có tác dụng trung hòa dịch vị, ức chế hại khuẩn, chống viêm. Khi xuất hiện cơn đau dạ dày cấp, bạn có thể ngậm vài lát gừng tươi, uống trà gừng, gừng ngâm mật ong hay bổ sung gừng vào các món ăn.
  • Nha đam: Nha đam chứa nhiều nước, khoáng chất, vitamin, có tác dụng trung hòa acid, dịu ổ viêm và ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, trong nha đam còn có các chất chống oxy hóa, chất nhầy, có tác dụng phục hồi và tái tạo các mô niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Vì vậy, người bị đau dạ dày nên uống nước nha đam (có thể thêm chút mật ong) để giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày cấp tính.

>> Tìm hiểu thêm:

6.3 CumarGold – Hỗ trợ điều trị đau dạ dày cấp

CumarGold – Hỗ trợ điều trị đau dạ dày cấp
CumarGold – Hỗ trợ điều trị đau dạ dày cấp

Thuốc Tây điều trị đau dạ dày cấp đều để lộ nhược điểm đó là khiến người bệnh phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ như ăn không ngon miệng, táo bón, đau đầu, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp,… Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị đau dạ dày, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới có kết quả. Nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

CumarGold ra đời đã khắc phục được những hạn chế của thuốc trị đau dạ dày cấp tính kể trên. Đây là sản phẩm đầu tiên có chứa Nano Curcumin, được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm công nghệ cao CVI Pharma. Năm 2016, CumarGold đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm. CumarGold mang trong mình hàng loạt ưu điểm vượt trội:

  • Hạn chế tác nhân gây bệnh đau dạ dày trong đó có đau dạ dày cấp tính
  • Giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
  • Giảm độc tính hóa trị, xạ trị
  • Tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng

7. Phòng ngừa đau dạ dày cấp tính

Đau dạ dày cấp tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những cách sau:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa hoặc chế phẩm từ sữa, uống đủ nước (tuyệt đối không được vừa ăn vừa uống)
  • Nên ăn đồ ăn mềm, dạng lỏng như cháo, súp, canh,…
  • Ăn đủ bữa, ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ
  • Tập thói quen ăn đúng giờ để hoạt động của dạ dày và đường ruột được ổn định
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói
  • Chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho dạ dày
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, có vị chua, nhiều gia vị
  • Không ăn bất cứ thứ gì trước khi ngủ khoảng 3 giờ
  • Không vận động hay làm việc ngay sau bữa ăn
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, nước ngọt có ga, thuốc lá hoặc một số chất kích thích khác
  • Giữ ấm cho vùng bụng đặc biệt là vào mùa đông
  • Giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh để căng thẳng kéo dài

Trên đây là thông tin chi tiết về đau dạ dày cấp tính. Nếu muốn chia sẻ hoặc thảo luận với chúng tôi về bệnh lý dạ dày, bạn đừng ngại cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 18001796 để được tư vấn miễn phí. Đừng quên truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

“Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa”.

>> Tìm hiểu thêm:

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x