3++ Cách Sử Dụng Cây Dạ Cẩm Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Tại Nhà
-
Ngày đăng:
19/10/2020 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
380
Nội dung bài viết
ToggleCây dạ cẩm được đánh giá cao về khả năng điều trị bệnh đau dạ dày. Nó đã được đưa vào danh mục thuốc điều trị bệnh dạ dày của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Cây dạ cẩm chữa đau dạ dày như thế nào? Khi sử dụng cây dạ cẩm điều trị đau dạ dày cần lưu ý điều gì? Đáp án chi tiết được CumarGold tổng hợp trong bài viết sau đây.
1. Cây dạ cẩm là cây gì?
Cây dạ cẩm là loại cây thân leo, dài từ 1 – 2m. Thân cây dạ cẩm có nhiều đốt, lá hình bầu dục, mọc đối xứng nhau, phiến lá có răng cưa và cuống lá khá ngắn. Hoa dạ cẩm màu trắng/trắng vàng, hình ống nhỏ, thường mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá. Quả dạ cẩm hình cầu, nhỏ và có hạt màu đen bên trong.
Cây dạ cẩm mọc chủ yếu ở những tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Cao Bằng,… Dạ cẩm được chia thành nhiều loại trong đó có 2 loại chính là dạ cẩm thân tím và dạ cẩm thân xanh. Các bộ phận có thể sử dụng bao gồm ngọn non, lá và rễ. Tuy nhiên, rễ dạ cẩm ít được dùng bởi tác dụng không bằng những bộ phận kia.
2. Tác dụng của cây dạ cẩm khi điều trị đau dạ dày
Cây dạ cẩm được đánh giá cao về khả năng điều trị bệnh đau dạ dày. Nó đã được đưa vào danh mục thuốc điều trị bệnh dạ dày của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Theo Đông y, dạ cẩm có tính bình, hơi đắng, lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc và cải thiện triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh được cây dạ cẩm chứa một số dược chất như Saponin, Alkaloid, Tanin, Anthra-glucozit, Anthraglycosid,….có tác dụng trung hòa acid, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, chữa lành loét tại dạ dày, giúp giảm đau và kiểm soát tình trạng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng.
3. Cách chữa đau dạ dày bằng cây dạ cẩm
Theo y học cổ truyền và y học hiện đại, dạ cẩm có khả năng trung hòa acid dạ dày, làm lành vết loét và dịu cơn đau dạ dày. Dưới đây là 3 cách chữa đau dạ dày bằng cây dạ cẩm được nhiều người áp dụng và đánh giá cao.
+) Cách 1: Trị đau dạ dày bằng cây dạ cẩm và cam thảo
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 5kg dạ cẩm, 1kg cam thảo
Bước 2: Cho các dược liệu này vào xay mịn
Bước 3: Trộn bột dạ cẩm và bột cam thảo với nhau
Bước 4: Cho khoảng 15g bột cam thảo, dạ cẩm vào cốc nước ấm (có thể thêm chút đường), khuấy đều và uống, thực hiện đều đặn 2 lần/ngày
+) Cách 2: Trị đau dạ dày bằng cao dạ cẩm
Bước 1: Chuẩn bị mật ong, đường và dạ cẩm (khô hoặc tươi đều được)
Bước 2: Cho lá dạ cẩm vào nồi nước sạch, đun sôi
Bước 3: Thêm đường, mật ong vào, khuấy đều cho đến khi cô đặc
Bước 4: Đợi nguội và cho vào chai hoặc lọ thủy tinh có nắp
Bước 5: Lấy khoảng 20ml cao dạ cẩm pha với 1 cốc nước ấm, uống trước bữa ăn, 2 – 3 lần/ngày
+) Cách 3: Nước dạ cẩm đun sôi chữa đau dạ dày hiệu quả
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 30g dạ cẩm khô (lá hoặc ngọn), 1.5 lít nước sạch
Bước 2: Cho dạ cẩm khô vào nồi, thêm nước sạch
Bước 3: Cho lên bếp, đun sôi từ 10 – 15 phút
Bước 4: Khi uống có thể thêm vài giọt mật ong nguyên chất để giảm vị đắng, sử dụng đều đặn 2 – 3 lần/ngày
4. Những lưu ý khi sử dụng cây dạ cẩm điều trị đau dạ dày
Để cải thiện triệu chứng và đảm bảo sức khỏe, khi sử dụng cây dạ cẩm chữa đau dạ dày người bệnh cần lưu ý:
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng cây dạ cẩm chữa đau dạ dày
- Người bệnh cần uống đủ liều, đúng lượng, không uống ngắt quãng
- Phụ nữ mang thai không nên dùng cây dạ cẩm chữa đau dạ dày
- Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tăng hiệu quả điều trị và thể lực cho người bệnh
- Nếu bị dị ứng hoặc không thấy triệu chứng được cải thiện, hãy ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp
Trên đây là thông tin chi tiết về cây dạ cẩm chữa đau dạ dày. Nếu còn băn khoăn bất cứ vấn đề gì, hãy cho CumarGold biết bằng cách comment bên dưới bài viết. Để biết thêm thông tin về bệnh lý dạ dày và sản phẩm tốt, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1796 bạn nhé! Đừng quên truy cập website CumarGold thường xuyên để không bỏ qua những bài viết hữu ích khác.
>> Tìm hiểu thêm: