Cảnh báo tới bạn các tác dụng phụ của thuốc dạ dày tây y
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
344
Nội dung bài viết
ToggleHiện nay, các bệnh về dạ dày đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Và giải pháp đầu tiên mà người bệnh cũng như bác sĩ lựa chọn là các phác đồ điều trị bằng thuốc tây bởi tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng lại có nhiều tác dụng phụ khong mong muốn. Vậy thuốc dạ dày tây y có những tác dụng phụ gì?
Xem thêm:
Tác dụng phụ của thuốc dạ dày nhóm kháng axit
Canxi carbonat và bicarbonat natri là hai loại thuốc chữa đau dạ dày nhóm kháng axit có công dụng mạnh, nhanh, tuy nhiên lại có khả năng gây ra hiện tượng nhiễm kiềm cho toàn bộ cơ thể, đồng thời gây ra 1 trở ngược dẫn đến sự tăng tiết gastrin kéo theo việc HCl được tiết ra ngày một nhiều.
Canxi carbonat gây ra hội chứng sữa kiềm, kích thích tế bào dẫn tới sự tăng tiết HCl. Vì vậy, các bạn cần nên cân nhắc thật kỹ về những tác dụng phụ của thuốc dạ dày này khi điều trị.
Thuốc hydroxit nhôm dễ gây ra hiện tượng táo bón. Nếu dùng nhiều trong thời gian dài dễ gây ra tình trạng cạn kiệt photphat, và hậu quả là người bệnh thường cảm thấy khó chịu, chán ăn và mệt mỏi.
Tác dụng phụ của các thuốc làm băng se và bảo vệ niêm mạc
Sucralfat
Thuốc dễ gây ra tình trạng táo bón, ức chế khả năng hấp thu phenytonin và tetracycline, đặc biệt không nên áp dụng đối với người bị suy thận.
Bismuth subcitrat
Bismuth subcitrat có áp lực bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày, với niêm mạc dạ dày bình thường thì không có tác dụng này. Các hợp chất bismuth trước đây được thông báo có thể gây bệnh não, tuy nhiên liều khuyến cáo (480 mg/ngày) thấp hơn rất nhiều so với liều có thể gây bệnh não.
Nguy cơ nhiễm độc bismuth có thể tăng nếu liều khuyến cáo vượt quá mức như trong trường hợp quá liều, ngộ độc, hoặc bênh nhân uống thuốc trong thời gian dài hoặc uống cùng với những hợp chất khác chứa bismuth. Vì vậy, không khuyến cáo dùng liệu pháp toàn thân (uống) dài hạn với thuốc bismuth subcitrat.
Tác dụng phụ của thuốc dạ dày kháng thụ thể H2 của histamine
Cimetidin
Cimetidin khi sử dụng lâu ngày sẽ gây ra các tác dụng phụ như:
- Rối loạn trí óc đối với người có tuổi
- Người bị bệnh thận, hạ nhịp tim và huyết áp thấp, tăng men gan, thậm chí là khả năng bị liệt dương cũng có thể xảy ra.
Tuy nhiên, những tác dụng phụ trên sẽ biến mất nếu ngưng sử dụng thuốc.
Ranitidin
Ranitidin có tác dụng phụ là gây ra tình trạng giảm tiết dịch vị hơn 10 lần cimetidin nếu như dùng cùng một liều.
Tác dụng phụ của thuốc dạ dày ức chế bơm proton
Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole… Những loại thuốc này có khá ít tác dụng phụ, chủ yếu là nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài thì cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như:
Làm giảm độ axit dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển
Giảm hấp thu chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, canxi, các vitamin…từ đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể
Thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và các bệnh khác.
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh diệt HP
Thuốc Amoxicilin được sử dụng trong các phác đồ điều trị vi khuẩn HP, hiệu quả cao, hầu như không có hiện tượng kháng thuốc, tác dụng phụ ít, có thể gặp như đi ngoài, viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn, nôn…
Metronidazol có tác dụng phụ là khi dùng ngắn ngày có thể buồn nôn, đi ngoài, dị ứng; còn dùng dài ngày có thể bị giảm cảm giác.
Clarithromycin là loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có phổ hoạt động rộng với vi khuẩn Gr (+) và Gr(-), có hiệu quả diệt HP cao, tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn thấp và ổn định hơn rất nhiều so với metronidazol.
Như vậy, thông qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây về các loại thuốc dạ dày tây y cùng những tác dụng phụ không mong muốn, các bạn có thể có thêm kiến thức để thận trọng hơn trong việc dùng thuốc giúp bảo vệ tốt sức khỏe của mình.