Vi khuẩn HP sống ở môi trường nào?
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
281
Nội dung bài viết
ToggleVi khuẩn HP là loại vi khuẩn gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày ở con người, từ viêm loét dạ dày thông thường đến ung thư dạ dày nguy hiểm tới tính mạng. Cùng tìm hiểu về môi trường sống, con đường lây lan của vi khuẩn HP nhé.
Xem thêm:
- Vi khuẩn hp lây qua đường nào?
- TOP 6+ hình ảnh vi khuẩn HP khiến bạn RÙNG MÌNH
- Vi khuẩn Hp lây như thế nào, cách chẩn đoán và phòng tránh
1. Môi trường sống của vi khuẩn HP
Hp là tên viết tắt của loài vi khuẩn Helicobacter Plylori, được phát hiện trong dạ dày, gây ra nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm. Vi khuẩn HP rất phổ biến ở người, là loài vi khuẩn khó tiêu diệt triệt để, nhiều bệnh nhân chỉ có thể sống chung với chúng.
Có thể nói HP là loài vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại và phát triển được trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày con người. Sự thực thì mặc dù có khả năng sống dai dẳng, phát triển mạnh trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày con người nhưng ngoài môi trường tự nhiên, chúng khá yếu ớt và có thời gian sống ngắn.
Trong môi trường cơ thể người, HP tồn tại ở khoang miệng, mảng bám chân răng, đường ruột, dạ dày, hốc xoang…
Để sống trong môi trường dạ dày lúc nào cũng đầy dịch vị acid, vi khuẩn HP có sẵn hệ thống lông roi linh hoạt, vừa tránh được tác động của acid dịch vị, vừa có thể di chuyển nhanh chóng trong môi trường dạ dày.
Không chỉ có khả năng tồn tại và phát triển mạnh mẽ ở ngay lớp giữa chất nhày và niêm mạc dạ dày mà vi khuẩn HP còn có thể tự tạo ra các chất đối kháng, tránh né miễn dịch cơ thể.
Mặc dù tồn tại được phát triển ở nhiều bộ phận của cơ thể nhưng hiện nay mới phát hiện vi khuẩn HP gây các bệnh dạ dày.
Ngoài môi trường tự nhiên, vi khuẩn HP được phát hiện tồn tại ở kênh rạch, ao hồ, thức ăn, nguồn nước, phân…
Vi khuẩn HP tồn tại trong môi trường tự nhiên ở dạng xoắn khuẩn và dạng khuẩn cầu. Đặc biệt nếu ở dạng xoắn khuẩn, vi khuẩn HP chỉ tồn tại trong nước được một vài giờ. Còn vi khuẩn HP dạng cầu coccoid tồn tại trong nước đến 1 năm.
Xem thêm: Vi khuẩn HP sống ở đâu? Top 7 nơi tồn tại hàng đầu vi khuẩn HP
2. Con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP không chỉ là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm, khó chữa mà còn vô cùng cứng đầu, rất khó để tiêu diệt chúng. Do đó, phòng ngừa vi khuẩn HP luôn là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe dạ dày và cơ thể.
Muốn vậy, mỗi chúng ta cần nắm rõ con đường lây truyền vi khuẩn HP từ người này sang người khác, gồm:
2.1. Ăn uống, môi trường sống vệ sinh kém
Như đã nói ở trên, vi khuẩn HP có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên từ 1 vài giờ cho đến 1 năm trong nước để lây nhiễm cho gây bệnh ở con người, do đó con đường ăn uống không đảm bảo an toàn, vệ sinh là con đường lây nhiễm HP dễ dàng nhất.
Ngoài ra, vi khuẩn HP cũng có thể lây nhiễm từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác qua các thiết bị, dụng cự y tế khi chúng không được sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận.
2.2. Lây qua đường miệng
Vi khuẩn HP sống và tồn tại trong khoang miệng, do đó bạn hoàn toàn có khả năng lây nhiễm qua đường truyền miệng. Qua tiếp xúc nước bọt, hôn, vi khuẩn HP còn có thể lây qua nước chấm, sử dụng chung bát đĩa, thìa, đũa, cốc uống nước cùng các đồ vệ sinh cá nhân khác.
2.3. Lây truyền từ phân người bệnh
Vi khuẩn HP được phát triển tồn tại trong phân của người mắc bệnh nên chúng hoàn toàn có thể lây truyền nhiễm bệnh qua phương thức này.
Có thể lây nhiễm vi khuẩn HP khi đi vệ sinh không rửa tay bằng xà bông sạch sẽ, không bảo quản thức ăn kỹ lưỡng để ruồi, muỗi đậu, không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn…
2.4. Lây nhiễm trực tiếp
Hình thức lây nhiễm trực tiếp với vi khuẩn HP ở dạ dày người mắc bệnh có thể do dụng cụ y tế mổ, dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn sau khi sử dụng cho người bệnh, lây nhiễm sang bệnh nhân sau đó.
Như vậy, vi khuẩn HP vô cùng cứng đầu, khó tiêu diệt, có thể sống, sinh sôi và gây bệnh ngay trong dạ dày con người. Mỗi chúng ta cần tự bảo vệ cơ thể và phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP ngay hôm nay.
Xem thêm: