Viêm xung huyết hang vị nên ăn gì? 7+ thực phẩm NÊN BỔ SUNG
-
Ngày đăng:
26/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
406
Nội dung bài viết
ToggleViêm xung huyết hang vị nên ăn gì và kiêng gì để bảo đảm sức khỏe một cách tốt nhất, giảm những triệu chứng khó chịu và giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
- 7 điều quan trọng về viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết
- Tất tần tật về bệnh viêm hang vị
- Người bị viêm xung huyết hang vị dạ dày ăn kiêng gì?
1. Nguyên nhân bị viêm xung huyết hang vị
Trước khi tìm hiểu viêm xung huyết hang vị nên ăn gì bạn phải biết được nguyên nhân gây bệnh do đâu. Có 5 nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm xung huyết hang vị:
- Căng thẳng stress kéo dài: Việc stress căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến việc tiết các acid trong dạ dày gây viêm.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP): Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Vi khuẩn HP thường có trong vùng sông nước bị nhiễm khuẩn.
- Chế độ ăn uống không phù hợp: Chế độ ăn uống thiếu khoa học như đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn cay nóng, ăn uống thất thường ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của dạ dày.
- Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích: Trong thuốc lá và các chất kích thích, rượu bia có rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng lớn đến hang vị dạ dày.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau kéo dài với liều lượng cao: Các loại thuốc kháng viêm và giảm đau sẽ ảnh hưởng tới quá trình bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Trong đó, ăn uống thiếu khoa học trong thời gian dài và lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá… là nguyên nhân lớn gây viêm xung huyết hang vị. Vì vậy, người bệnh cần thiết phải xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp giúp hỗ trợ và điều trị viêm xung huyết hang vị
Xem thêm: Điểm danh 8 nguyên nhân gây bệnh viêm hang vị
2. Viêm xung huyết hang vị nên ăn gì ?
Loại thực phẩm và khối lượng thực phẩm bạn đưa vào cơ thể đều phải đi qua dạ dày. Do đó, cân bằng các yếu tố thực phẩm sẽ giúp bạn hạn chế sự khó chịu ở dạ dày, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
2.1. Thực phẩm giúp giảm tiết axit
Muốn tiêu hóa được thức ăn, dạ dày tiết ra một lượng acid nhất định để hỗ trợ khả năng tiêu hóa và co bóp của dạ dày. Tuy nhiên, việc tiết ra quá nhiều acid lại khiến phần niêm mạc có nguy cơ bị bào mòn, dần dẫn đến viêm loét.
Vì vậy bạn nên tăng ăn những thực phẩm giúp giảm tiết acid như bánh quy, mật ong, sữa chua, bánh mì mềm, các loại rau họ cải, cơm, cháo…..Tiêu biểu như:
- Mật ong: Là một thực phẩm đặc biệt tốt cho dạ dày. Nhờ tính sát khuẩn cao, mật ong có thể làm lành vết thương trong dạ dày nhanh chóng, hạn chế sự tiết ra của các acid trong dạ dày.
- Sữa chua: Cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, giúp việc tiêu hóa trôi chảy hơn, giảm tình trạng đầy hơi khó chịu. Tuy nhiên, hãy ăn sữa chua sau bữa ăn, tránh ăn khi đói để không bị cồn ruột và tăng tiết axit nhé.
2.2. Thực phẩm giúp trung hòa axit
Lượng acid có trong dạ dày quá cao sẽ khiến niêm mạc bị loét. Tuy nhiên nếu lượng acid quá thấp sẽ khiến thức ăn không tiêu hoá được. Vậy viêm xung huyết hang vị nên ăn gì để trung hòa axit?
Câu trả lời là những thực phẩm có tính trung hoà acid trong dạ dày tốt như: sữa, trứng, chuối, đậu xanh, táo, các loại rau xanh vv… Các thực phẩm này thường có tính kiềm, có thể trung hòa bớt phần nào lượng acid dư thừa trong dạ dày. Tiêu biểu là một số loại thực phẩm:
- Chuối: Có tính kiềm và sẽ giúp trung hòa axit trong dạ dày rất hiệu quả. Với những người bị trào ngược dạ dày, ăn chuối điều độ sẽ tăng khả năng trị dứt điểm căn bệnh đáng ghét này.
- Trứng: Các chất béo tự nhiên có trong trứng cũng có tác dụng rất tốt trong việc ức chế và trung hòa lượng acid có trong dạ dày. Ngoài ra, trứng luộc còn tạo màng bọc dạ dày khá tốt, giúp làm giảm những cơn đau cồn cào ruột gan.
2.3. Thực phẩm dễ tiêu hoá
Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hoá sẽ giúp giảm được lượng acid phải tiết ra để hỗ trợ sự co bóp của dạ dày. Giúp hạn chế những cơn đau, cơn xung huyết có thể đến bất cứ lúc nào. Một số thực phẩm hay được sử dụng như:
- Thịt nạc, rau củ non, bánh mì trắng, lòng trắng trứng, các thực phẩm giàu tinh bột: Được nấu chín kỹ đều rất dễ tiêu hoá. Để dạ dày dễ tiêu hoá hơn, bạn cũng nên hạn chế ăn vặt, các thực phẩm quá ngọt hay chocolate hay một số thực phẩm chiên nướng.
- Yến mạch: Không chỉ dễ tiêu hoá, yến mạch còn có khả năng hấp thụ lượng acid dư thừa trong dạ dày, cải thiện cơn đau rất hiệu quả, phòng tránh và nâng cao sức khoẻ vô cùng tốt cho mọi người.
2.4. Thực phẩm chứa nhiều Omega 3
Omega 3 là một chất có khả năng chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều omega 3 giúp cải thiện tình trạng viêm ở vùng niêm mạc, đồng thời hạn chế các tác nhân gây kích thích cơ quan tiêu hóa.
Omega 3 thường có trong các thực phẩm như cá hồi, bơ, sữa, cá thu hay các loại dầu cá. Tuy nhiên, một số loại dầu cá nếu không sử dụng đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng phụ như ợ hơi, trào ngược dạ dày nên bạn cần chú ý.
Các thực phẩm kể trên còn có một ưu điểm là mềm, ít gây kích thích lên niêm mạc dạ dày nên hạn chế được khả năng dạ dày bị kích thích gây đau.
2.5. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Chất xơ có tác dụng kích thích co bóp dạ dày và ruột rất tốt, giúp việc làm sạch dạ dày hiệu quả hơn. Hạn chế sự tiết ra của các acid trong dạ dày, phòng tránh việc các chất độc từ các chất thải ngấm vào máu.
Chất xơ còn có khả năng điều hoà hệ vi khuẩn đường ruột làm tăng cường quá trình tiêu hóa trong dạ dày hoạt động mạnh mẽ hơn. Các thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, đậu đen, táo, bông cải xanh, hạt chia vv… Một số loại thực phẩm được khuyên dùng:
- Khoai lang: Không chỉ là thực phẩm giàu tinh bột mà còn rất giàu chất xơ. Với những người mắc bệnh về dạ dày, nó còn giúp điều tiết lượng acid tiết ra, tăng cường tiêu hoá dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, tránh ăn khoai lang lúc đói để đề phòng bị phản tác dụng và đau bụng nhé.
- Súp lơ xanh và bắp cải: Có rất nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe đặc biệt là những người mắc bệnh về dạ dày. Bắp cải còn có chứa vitamin U, giúp làm lành vết loét khá tốt. Tuy nhiên, khi ăn hai thực phẩm này bạn cần lưu ý nấu chín kỹ để tránh bị đầy hơi nhé.
2.6. Thực phẩm có khả năng kháng khuẩn
Theo nghiên cứu, có đến hơn 90% những người mắc bệnh này đều tìm thấy khuẩn HP bên trong cơ thể. Người bị viêm xung huyết hang vị nên ăn gì để hỗ trợ kháng khuẩn HP?
Đó là những nhóm thực phẩm kháng khuẩn để nâng cao sức đề kháng, tạo ra lớp vỏ bọc vững chắc cho niêm mạc, hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại vào cơ thể. Một số thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn phù hợp cho người mắc các bệnh về dạ dày sử dụng như nghệ, mật ong, dầu dừa,…
Loại thực phẩm trong nhóm này được thường xuyên sử dụng:
- Nghệ tươi: Có thành phần curcumin giúp thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Ức chế các khối u ở dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ đau dạ dày phát triển thành ung thư, tăng lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, tiêu diệt khuẩn HP, kích thích tế bào tái tạo và làm lành vết loét.
- Mật ong: Là thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm rất tốt, Kết hợp với nghệ sẽ giúp nhanh chóng hồi phục vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, làm dịu những cơn đau .
Để khai thác được hết tiềm năng của curcumin, bạn nên sử dụng nano curcumin. sản phẩm được điều chế bởi công nghệ nano, có kích thước phân tử siêu nhỏ nên cả độ tan và khả năng được hấp thu đều được tối đa hóa. Người bệnh sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức bỏ ra cho việc điều trị.
Xem thêm: Cách chữa viêm hang vị bằng nghệ hiệu quả
2.7. Thực phẩm chứa probiotic
Probiotic chính là các loại men vi sinh hoạt động trong đường ruột. Chúng có tác dụng chính là thúc đẩy tiêu hóa và hạn chế áp lực lên dạ dày, đồng thời hỗ trợ điều chỉnh hệ vi sinh trong đường ruột, hạn chế tình trạng tăng trưởng quá mức của các vi khuẩn có hại.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều Probiotic lợi khuẩn như kim chi củ cải (nên lựa chọn loại kim chi không cay hoặc ít cay), sữa chua, sữa chua uống, các loại sữa men tiêu hoá vv… Trong đó sữa chua là một trong những thực phẩm chứa nhiều Probiotic.
Trong sữa chua có chứa acid nhưng hàm lượng rất nhỏ, đồng thời acid lactic có trong sữa chua cũng giúp tăng khả năng kháng viêm có lớp niêm mạc dạ dày. Các enzym proteaza được hình thành từ các vi khuẩn lên men cũng giúp cho việc tiêu hoá dễ dàng hơn.
3. Lưu ý người viêm xung huyết hang vị kiêng gì?
Ngoài việc bị viêm xung huyết hang vị nên ăn gì, thì cũng sẽ có một số nhóm thực phẩm người bệnh nên tránh ăn như:
- Thực phẩm khó tiêu và nhiều chất béo: Sẽ kích thích các acid trong dạ dày tiết ra nhiều hơn để co bóp và tiêu hoá thức ăn, gây tổn thương tới lớp niêm mạc dạ dày. Đối với những người đã đang mắc bệnh, sẽ làm các vết loét càng nặng hơn, khiến các cơn đau vùng thượng vị càng nặng và lâu hơn.
- Thực phẩm muối chua: Các thực phẩm bị muối quá chua sẽ kích thích làm tăng tiết dịch vị acid trong dạ dày, gây đầy hơi khó chịu, vùng niêm mạc cũng có khả năng bị ăn mòn và là nguyên nhân gây ra các cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới.
- Các loại gia vị cay: Đây chính là nguyên nhân dẫn tới lượng acid dịch vị tăng cao làm viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày vô cùng nguy hiểm. Vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, wasabi vv… để bảo vệ sức khỏe an toàn hơn.
- Các loại thực phẩm sống: Những vi khuẩn có hại ở trong thực phẩm sống sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra các tổn thương đến vùng dạ dày nghiêm trọng. Kể cả với các loại rau sống, bạn cũng nên hạn chế sử dụng và đừng quên khử trùng sơ qua với nước muối loãng nhé.
Xem thêm: Viêm hang bị nên kiêng ăn những nhóm thực phẩm nào?
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn viêm xung huyết hang vị nên ăn gì đồng thời có thêm nhiều biện pháp ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe!