Vi khuẩn HP âm tính – Chứng tỏ không có vi khuẩn HP trong dạ dày?
-
Ngày đăng:
24/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
381
Nội dung bài viết
ToggleXét nghiệm vi khuẩn HP âm tính là bị bệnh hay không bị bệnh? Làm thế nào để biết mình âm tính với vi khuẩn HP? Để giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây!
Xem thêm:
- Vi khuẩn Hp dương tính có nguy hiểm không?
- Vi khuẩn HP có ở đâu? Top 7 nơi tồn tại hàng đầu vi khuẩn HP
- Vi khuẩn HP có chữa khỏi không? Top 5 cách tiêu diệt tận gốc
1. Vi khuẩn HP âm tính là gì?
Âm tính với vi khuẩn HP có nghĩa là không có vi khuẩn HP trong dạ dày của bạn sau khi thực hiện các xét nghiệm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những triệu chứng đau dạ dày của bạn xuất phát từ những nguyên nhân khác, không phải do vi khuẩn HP. Đây là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống được trong môi trường acid dạ dày và là nguyên nhân chính gây ra những bệnh liên quan đến dạ dày.
Xem thêm: Top 10 địa chỉ khám vi khuẩn HP uy tín nhất
2. Làm thế nào để biết âm tính với vi khuẩn HP
Để xác định vi khuẩn hp âm tính, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn hp sau:
2.1. Xét nghiệm máu
Khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để kháng lại vi khuẩn HP, loại kháng thể này thường có trong máu. Xét nghiệm máu là phương pháp xác định được người bệnh có âm tính với vi khuẩn HP hay không thông qua xét nghiệm tìm kháng thể trong máu.
Cách thực hiện: Các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp này bằng cách xét nghiệm huyết thanh, đo kháng thể kháng HP đặc hiệu để từ đó xác định bệnh nhân có âm tính với vi khuẩn HP hay không.
Ưu điểm: Cho kết quả xét nghiệm nhanh chóng
Nhược điểm:
- Đây không phải là phương pháp tối ưu nhất, chỉ định trong trường hợp không có phương pháp nào thay thế bởi khả năng vi khuẩn HP âm tính giả là rất cao.
- Một số trường hợp kháng thể HP có trong máu suy giảm quá chậm dẫn tới vi khuẩn HP mặc dù đã được tiêu diệt hết nhưng kết quả vẫn là dương tính.
2.2. Xét nghiệm hơi thở
Xét nghiệm hơi thở là phương pháp lấy mẫu hơi thở để tiến hành xét nghiệm.
Trường hợp chỉ định:
- Những trường hợp cần làm xét nghiệm để chẩn đoán xem có âm tính với vi khuẩn HP hay không.
- Trẻ em và người lớn tuổi không thực hiện được nội soi dạ dày hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm hơi thở để tìm vi khuẩn HP
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu hơi thở thứ nhất của người bệnh
- Bước 2: Người bệnh được cho uống Ure có chứa C13 hoặc C14
- Bước 3: Sau khi uống thuốc được 20 phút, bác sĩ lại tiếp tục lấy mẫu hơi thở thứ hai của người bệnh
- Bước 4: Cả hai mẫu hơi thở của bệnh nhân sẽ được các bác sĩ đem đi phân tích quang phổ kế.
Kết quả của xét nghiệm :
- DPM < 50: Vi khuẩn HP âm tính
- DPM từ 50- 199: Không xác định được âm tính hay dương tính với vi khuẩn HP
- DPM > 200: Người bệnh dương tính với vi khuẩn HP
Ưu điểm:
- Phương pháp này phù hợp với những đối tượng được chỉ định không được tiến hành nội soi dạ dày để xét nghiệm vi khuẩn HP
- Cho kết quả chẩn đoán âm tính với vi khuẩn HP cao, không gây đau, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Tiết kiệm được thời gian và chi phí, sau khoảng 30 phút người bệnh đã hoàn thành xong và có kết quả
Nhược điểm: Không theo dõi được các tổn thương khác tại dạ dày mà chì xác định bệnh nhân có âm tính với vi khuẩn HP hay không.
2.3. Sinh thiết dạ dày để xác đinh vi khuẩn HP âm tính
Thực hiện sinh thiết dạ dày là phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm ở dạ dày của bệnh nhân thông qua quá trình nội soi rồi thực hiện test để xác định bạn có âm tính với vi khuẩn HP hay không.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bệnh nhân được khám lâm sang trước khi nội soi
- Bước 2: Bác sĩ nội soi thực hiện nội soi dạ dày cho bệnh nhân bằng một ống nội soi nhỏ có gắn nguồn sáng và có gắn camera đưa vào cơ thể qua đường miệng hoặc đường mũi để vào dạ dày và tá tràng
- Bước 3: Bác sĩ dùng kim sinh thiết lấy 2 mẫu sinh thiết ở hang vị và thân vị dạ dày quanh vị trí có tổn thương dạ dày trong khi nội soi.
- Bước 4: Bác sĩ sẽ cho bệnh phẩm vào một ống nghiệm nhỏ rồi ngâm mẫu sinh thiết trong một hỗn hợp dung dịch và đợi sau 5-10 phút sẽ có kết quả.
Kết quả xét nghiệm: Nếu như mẫu sinh thiết làm dung dịch chuyển sang màu hồng cánh sen có nghĩa là bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP. Ngược lại nếu như mẫu sinh thiết không làm dung dịch chuyển sang màu hồng cánh sen có nghĩa là vi khuẩn HP âm tính.
Chỉ định xét nghiệm: Chỉ định với những trường hợp nội soi dạ dày phát hiện tổn thương viêm hoặc loét, người bệnh cần làm xét nghiệm để biết cơ thể có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.
Chống chỉ định: Người già, trẻ nhỏ, người hẹp thực quản, người bị rối loạn máu đông .. không áp dụng phương pháp này.
Ưu điểm:
- Xác định được đồng thời vị trí và mức độ tổn thương ở dạ dày, xác định được chính xác bệnh nhân có âm tính với vi khuẩn HP hay không
- Phương pháp cho kết quả nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán về tình trạng của bệnh nhân từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Nhược điểm:
- Một số trường hợp việc lấy mẫu sinh thiết sẽ cho kết quả âm tính giả do vi khuẩn HP thường tập trung thành từng đám
- Không được áp dụng với những người bệnh không nội soi tiêu hóa được
- Người bệnh sẽ cảm thấy đau khi nội soi, phương pháp nội soi gây mê thì vẫn sẽ có cảm giác vướng ở cổ họng ngay sau khi tiến hành nội soi.
2.4. Xét nghiệm kháng nguyên trong phân
Vi khuẩn nếu xuất hiện trong dạ dày sẽ được cơ thể đào thải qua phân, chính vì thế việc xét nghiệm phân hoàn toàn có thể xác định vi khuẩn HP âm tính hay không.
Chỉ định xét nghiệm:
- Bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng như: đau vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, nôn và buồn nôn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi
- Sau khi kết thúc phác đồ điều trị vi khuẩn HP và cần đánh giá hiệu quả diệt vi khuẩn HP của phác đồ điều trị
Cách tiến hành:
- Người bệnh sẽ tới các cơ sở y tế để các bác sĩ trực tiếp lấy mẫu phân từ trực tràng hoặc bệnh nhân cũng có thể tự thu thập mẫu phân tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu bệnh nhân tự lấy mẫu phân tại nhà, nếu như không thể mang tới ngay các trung tâm xét nghiệm thì cần phải bảo quản mẫu phân trong điều kiện lạnh.
- Sau khi lấy mẫu phân các bác sĩ sẽ tiến hành phản ứng miễn huỳnh quang để phát hiện vi khuẩn HP.
Kết quả xét nghiệm: Nếu như mẫu phân có màu xanh dương chứng tỏ xuất hiện vi khuẩn HP trong dạ dày của bệnh nhân. Còn nếu mẫu phân không có màu xanh chứng tỏ vi khuẩn HP âm tính
Ưu điểm:
- Xét nghiệm phân có chi phí khá hợp lý, dễ dàng thực hiện đối với bệnh nhân
- Phương pháp cho kết quả chính xác, không gây đau đơn cho người bệnh
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian để đợi kết quả, thông thường người bệnh sẽ phải đợi kết quả sau 1- 4 ngày
- Mẫu phân khi mang đi xét nghiệm cũng gây ra sự bất tiện cho kỹ thuật viên và cả người bệnh.
- Chỉ xác định được vi khuẩn HP âm tính hay không mà không phát hiện được những tổn thương khác ở dạ dày.
3. Khi nào cần xét nghiệm vi khuẩn hp
Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP trong những trường hợp sau:
- Trong gia đình đã có người thân có tiền sử bị bệnh ung thư dạ dày
- Bệnh nhân đã có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng nhưng vẫn chưa tiến hành các xét nghiệm vi khuẩn HP
- Vào buổi sáng sớm, bệnh nhân thường có triệu chứng nôn, nôn khan
- Lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau trong một thời gian dài.
- Xuất hiện các triệu chứng như: Đau rát vùng thượng vị, chán ăn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu, giảm cân không rõ nguyên nhân, rối loạn tiêu hóa mà không rõ nguyên nhân, hôi miệng.
- Khi tiến hành nội soi phát hiện dạ dày có các vết loét do viêm dạ dày hoặc viêm loét tá tràng
4. Nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP âm tính
Nếu kết quả âm tính với vi khuẩn HP thì có nghĩa là bạn không bị nhiễm vi khuẩn HP. Nhưng không có nghĩa bạn không có nguy cơ mắc vi khuẩn này trong tương lai vì vậy để phòng ngừa việc nhiễm vi khuẩn HP các bạn nên:
- Thực phẩm nên tránh: Hạn chế thực phẩm cay nóng, có tính axit cao, chiên xào, đồ ăn sẵn, đồ ăn có chứa nhiều chất béo,… chúng sẽ khiến dạ dày phải làm việc vất, làm tăng acid dịch vị dạ dày từ đó khiến dạ dày bị tổn thương, dẫn đến vi khuẩn HP phát triển, dễ dàng tấn công.
- Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất: Thông qua khẩu phần ăn hàng ngày giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại, đặc biệt là vi khuẩn HP.
- Vệ sinh sạch sẽ: Diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại cho dạ dày đặc biệt là vi khuẩn HP..
- Thói quen ăn uống khoa học: Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thức ngoài hàng quán, hạn chế ăn đồ ăn sống và thức ăn lên men như: gỏi, rau sống, mắm tôm,… Bởi chúng sẽ àm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt là vi khuẩn HP.
- Hạn chế lây lan vi khuẩn HP: Sau khi xác định vi khuẩn HP âm tính bạn cũng nên tránh nêm nếm, gắp thức ăn cho nhau, không nên dùng chung bát đũa, riêng ly, cốc, đồ dùng vệ sinh cá nhân, không chấm chung nước chấm.vệ sinh bát đũa và tráng bát đũa bằng nước sôi trước khi ăn
- Sinh hoạt khoa học: Ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế stress và tích cực luyện tập thể dục thể thao để có thể tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài, đặc biệt là vi khuẩn HP
- Hạn chế sử dụng chất kich thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc, đồ uống có gas,… sẽ kích thích tăng tiết acid dịch vị dạ dày gây tổn thương và bào mòn niêm mạc dạ dày, tạo điều cho vi khuẩn HP xâm nhập, sinh sối và phát triển.
- Không vận động mạnh sau khi ăn: Sau khi ăn 30 phút các bạn không nên làm việc và vận động mạnh để không làm cản trở hoạt động tiêu hóa của dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP tồn tại và phát triển
- Bổ sung Nano curcumin: Ức chế sự 65 chủng vi khuẩn HP ngay cả khi kháng sinh đã kháng kháng sinh nên giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Xem thêm:
Trên đây là những thắc mắc liên quan tới vi khuẩn HP âm tính, nếu kết quả xét nghiệm âm tính với loại vi khuẩn này bạn cũng không nên chủ quan mà cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý để có thể phòng ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn hiệu quả HP.