Cảnh báo của chuyên gia dinh dưỡng: Có thể loét dạ dày nếu thường xuyên xa chồng
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
296
Nội dung bài viết
ToggleGần đây, chị Hường (Hà Đông – Hà Nội) thường cảm thấy vùng bụng trên rốn chướng đau, chỉ cần ăn hơi nhiều một chút là dạ dày lại có cảm giác đau tức, uống thuốc cũng không thấy thuyên giảm.
Sau khi tới bệnh viện tiến hành nội soi, chị Hường mới tá hỏa khi biết mình bị viêm loét dạ dày.
Kết quả khám bệnh này làm chị rất hoang mang, bởi bản thân chị Hường nhiều năm qua đều duy trì thói quen ăn cơm đúng giờ, đối với chế độ dinh dưỡng cũng rất mực chú trọng.
Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, cô mới ngỡ ngàng nhận ra mình bị loét dạ dày vì một lý do không ai ngờ tới.
Lý do khó tin đó là: Chồng của chị đi nghiên cứu tại nước ngoài nhiều năm, thời gian này chị Hường thường xuyên ăn cơm một mình. Những ngày này, thời gian đi làm bận bịu ban ngày còn đỡ, cứ về nhà ăn cơm một mình thì chị thường trong tâm trạng buồn chán, không được vui vẻ. Bác sĩ khẳng định, đây chính là nguyên nhân về mặt tâm lý dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày của chị.
Lý giải đã được y học chứng minh
Điều đặc biệt trường hợp chị Hường không phải là duy nhất. Thực tế trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thưởng thức cơm tối quây quần bên gia đình hoặc thường xuyên ăn cơm cùng bạn bè, người yêu… sẽ tạo nên một bầu không khí hòa hợp, khiến tâm trạng trở nên thoải mái, tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa diễn ra càng thuận lợi.
Trong khi đó, việc ăn cơm một mình, ăn khi vừa đọc báo, vừa xem ti vi hoặc nghĩ đến các vấn đề tiêu cực sẽ khiến bản thân bạn chìm vào lo âu, tức giận và buồn bực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới công năng tiêu hóa nói chung, đặc biệt là sự hoạt động của dạ dày.
Khi cơ thể ở vào trạng thái căng thẳng, các mạch máu của dạ dày sẽ càng co vào, gây trở ngại cho hoạt động thường ngày, đồng thời ức chế quá trình tiết dịch tiêu hóa. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân là bởi khi cơ thể ở vào trạng thái căng thẳng, các mạch máu của dạ dày sẽ càng co vào, gây trở ngại cho hoạt động thường ngày, đồng thời gây ức chế quá trình tiết dịch tiêu hóa.
Trong khi đó, ở tình trạng bình thường, niêm mạc dạ dày sẽ không ngừng tiết ra chất nhầy để bảo vệ thành dạ dày không bị dịch vị ăn mòn. Mà các cảm xúc tiêu cực sẽ khiến mạch máu trên niêm mạc bị co lại, làm cản trở tuần hoàn máu, khiến những chất nhầy này tiết ra chậm hơn, không đủ để trung hòa dịch vị, từ đó gây ra các tổn thương trên thành dạ dày và dẫn tới viêm loét dạ dày.
Vì vậy, các chuyên gia về tiêu hóa và dinh dưỡng đặc biệt khuyến nghị:
- – Nếu muốn bảo vệ dạ dày, mọi người nên học cách bỏ thói quen ăn cơm một mình. Khi dùng cơm nên duy trì tâm trạng vui vẻ, thoái mái.
- – Trong lúc công tác, bạn nên thường xuyên cùng đồng nghiệp ăn cơm. Nhưng trong bữa ăn cần hạn chế nói chuyện công việc để tránh gây căng thẳng.
- – Nếu có thể, hãy dành thời gian cho các bữa tối quây quần bên gia đình ít nhất 1 lần mỗi ngày.
- – Còn nếu bạn là người sống một mình, khi ăn cơm nên bật những bài nhạc có giai điệu vui tươi, đặc biệt HẠN CHẾ đọc báo, xem ti vi trong lúc ăn cơm để tạo điều kiện tốt nhất cho hệ tiêu hóa làm việc, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
Ăn một mình, vừa ăn vừa nghe nhạc, xem ti vi, đọc báo… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trình trạng loét dạ dày và nhiều bệnh lý khác. (Ảnh minh họa).
Thời gian biểu hợp lý giúp bạn chăm sóc dạ dày hàng ngày
* 6-7h sáng: Uống một ly nước ấm
Sau khi thức dậy, bạn nên uống một cốc nước lọc ấm để bổ sung lượng nước bị hao hụt sau một đêm, đồng thời giúp xúc tiến nhu động ruột, để dạ dày chuẩn bị trạng thái tốt để có thể bắt đầu bài tập thể dục buổi sáng và tiếp nhận bữa ăn sáng.
* 8h sáng: Thời điểm vàng cho bữa đầu tiên trong ngày
Thời điểm ăn sáng tốt nhất là sau khi thức dậy khoảng 1 tiếng và cách cơm trưa 4 tiếng.
Cần lưu ý rằng, bữa sáng đóng vai trò rất quan trọng. Thường xuyên bỏ qua bữa ăn này sẽ khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, gia tăng nguy cơ mắc sỏi mật.
* 12h trưa: Sau khi ăn cơm trưa đừng vội chợp mắt
Thời gian cho bữa trưa phải được đảm bảo đầy đủ. Không nên ăn trong trạng thái vội vàng, cũng càng không cần vội nghỉ ngơi.
Sau khi ăn trưa, bạn nên có một khoảng thời gian ngồi yên nghỉ ngơi để tạo điền kiện cho máu tập trung về dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
Sau khi kết thúc khoảng thời gian nghỉ “xuôi cơm”, bạn có thể bắt đầu những giấc ngủ trưa ngắn để cơ thể hồi phục lại sức lực và tiếp tục cho công việc của buổi chiều.
* 14h chiều: Tuyệt đối không hút thuốc sau bữa trưa
Hút thuốc gây co mạch máu, làm giả lượng máu cung cấp cho dạ dày. Đồng thời, nicotin và các chất độc khác sẽ thông qua nước bọt tiến vào cơ thể, làm tăng nguy đau dạ dày.
* 16h chiều: Thời gian của bữa “điển tâm”
Nếu cảm thấy đói vào giữa buổi chiều, bạn có thể sắp xếp một bữa điển tâm nhỏ từ hoa quả, trà và bánh ngọt.
Đừng coi nhẹ những cơn đói từ buổi giữ chiều này. Nếu bạn không bổ sung dinh dưỡng đúng lúc và thường xuyên bỏ bữa phụ buổi chiều, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc viêm loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
Một bữa điểm tâm vào khoảng thời gian này sẽ giúp bạn có những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi và nuôi dưỡng hệ tiêu hóa khỏe mạnh. (Ảnh minh họa).
* 19h chiều: Ăn tối xong đừng lập tức nằm, ngồi
Đối với những người có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày, việc nằm hoặc ngồi sau khi ăn có thể tăng nguy cơ khiến acid dạ dày dồn lên thực quản, khiến bệnh tình càng thêm nặng hơn.
Bên cạnh đó, đối với những người bình thường, nửa giờ sau khi ăn tối tuyệt đối không làm những việc vất vả để tránh mắc chứng khó tiêu.
* 20h tối: Sau 1 tiếng ăn cơm tối đừng đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ: khoai tây chiên, nem chua rán, đồ chiên nhiều dầu mỡ
Đây là khoảng thời gian dễ tạo mỡ thừa nhất, nếu chọn sai thực phẩm, bạn thậm chí có nguy cơ phải từ bỏ vóc dáng mơ ước của mình.
Vì vậy, một tiếng sau khi ăn cơm, bạn cần tránh xa những đồ ăn vặt giàu calo và chất béo, mà khoai tây chiên hay nem chua rán chính là một trong số đó.
Thay vào đó, để có được vóc dáng tuyệt vời, bạn nên dành thời gian sau bữa ăn khoảng 1 tiếng để tập thể dục nhẹ, đi bộ…
* 22h đêm: Đừng ăn uống trước khi ngủ
Uống sữa trước khi ngủ hoàn toàn không phải tốt cho sức khỏe. Bởi các chất trong sữa sẽ kích thích sự tiết acid của dạ dày và mật.
Do đó, những người có dạ dày yếu,có bệnh lý về mật tuyệt đối không nên ăn hoặc uống sữa trước khi đi ngủ.
* Theo Health Sina
Nhận thông báo
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments