Những điều cần biết về căn bệnh viêm dạ dày tá tràng
-
Ngày đăng:
11/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
334
Nội dung bài viết
ToggleBệnh viêm dạ dày tá tràng tưởng đơn giản nhưng lại làm gián đoạn sinh hoạt, công việc và cả cuộc sống của chính bạn rất phiền toái. Vậy làm sao để điều trị căn bệnh này? Cùng tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày và tá tràng là gì nhé.
Xem thêm:
1. Bệnh viêm dạ dày tá tràng là gì ?
Bệnh viêm dạ dày tá tràng là một căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Bệnh viêm dạ dày và tá tràng là hiện tượng các vết viêm loét xuất hiện và gây tổn thương lên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xuất hiện khi lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn và các lớp dưới thành dạ dày bị lộ ra. Tổn thương tại niêm mạc đường tiêu hoá thường do mất cân bằng lớp màng nhầy bảo vệ, do cơ thể hay ở trạng thái căng thẳng hoặc do hội chứng Zollinger – Ellison gây nên.
2. Các loại viêm dạ dày tá tràng
Bệnh viêm dạ dày và tá tràng thường tồn tại ở 2 trạng thái: cấp tính hoặc mãn tính. Biết rõ được mức độ tổn thương của dạ dày sẽ giúp bệnh nhân điều trị dễ dàng hơn.
- Viêm dạ dày tá tràng cấp tính: có tốc độ phát triển bệnh rất nhanh, mức độ diễn tiến tăng nhanh theo thời gian nhưng nếu được xử lý chính xác thì ít để lại di chứng. Viêm cấp tính này kèm theo biểu hiện xuất hiện cơn sốt lên đến 40 độ C.
- Viêm dạ dày tá và tràng mãn tính: sự tổn thương tiến triển chậm, âm thầm nhưng có thể lan tỏa ở nhiều phần khác của dạ dày. Nếu để lâu có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày.
3. Triệu chứng bệnh viêm dạ dày và tá tràng
Triệu chứng là một khía cạnh rất quan trọng giúp bạn đoán được bệnh tình mà bạn đang mắc phải, nếu gặp phải một trong những biểu hiện rõ ràng sau đây thì ngay lập tức đến ngay cơ sở y tế thăm khám, vì rất có khả năng căn bệnh viêm dạ dày tá tràng đã tìm tới bạn rồi đó.
3.1 Đau bụng vùng thượng vị
Vùng thượng vị chính là vùng bụng phía dưới hõm xương ức và trên rốn của bạn. Nếu bạn có cảm giác đau dữ dội, có lúc thì âm ỉ kéo dài không ngừng. Khi ăn hay uống những thứ như rượu bia, đồ cay, đồ ăn nóng thì vùng này lại đau và nóng rát khó lột tả.
3.2 Buồn nôn hoặc nôn nhiều
Bệnh nhân viêm dạ dày tá tràng thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nếu nặng thì cứ mỗi lần ăn lại nôn, cứ ăn no là lại muốn nôn ra ngay lập tức. Kéo theo đó là dịch chua sau khi nôn, có khi kèm với máu.
Tình trạng này bắt nguồn từ hiện tượng trào ngược thực quản, chính điều này làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn dẫn đến cơn buồn nôn xuất hiện nhiều.
3.3. Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi
Người bệnh có cảm giác nặng bụng dù ăn bất cứ thức ăn gì, bất kể khi ăn không no thì bụng vẫn cảm thấy chướng. Điều này là do dạ dày đã bị tổn thương nên hoạt động tiêu hóa cũng bị chậm lại, khiến cho người bệnh bị viêm dạ dày và tá tràng thường cảm thấy đầy hơi.
3.4 Có thể có tiêu chảy
Viêm dạ dày tá tràng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, do đó bệnh nhân cũng có thể thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy.
3.5 Có thể có mất ngủ, ngủ không ngon giấc
Tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục chính bởi bụng nặng cảm giác khó tiêu, hoặc do đau lúc bụng đói nửa đêm về sáng khiến giấc ngủ bị đứt quãng.
3.6 Lưỡi có thể hơi to, trắng
Hiện tượng này còn kèm theo chảy máu nướu chân răng do tình trạng ợ chua xuất hiện nhiều.
4. Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày tá tràng là gì?
Những nguyên nhân chính dẫn tới viêm dạ dày và tá tràng gồm có:
4.1 Căng thẳng, Stress
Sự căng thẳng, sợ hãi chính là nhân tố chính gây kích thích hệ thần kinh, làm tăng axit trong dạ dày, khiến lớp niêm mạc dạ dày bị giảm đi.
4.2 Vi khuẩn HP nguyên nhân chính gây viêm dạ dày tá tràng
Vi khuẩn này có hình dạng giống chữ S, sau chúng dễ dàng xâm nhập vào được lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nếu có điều kiện thuận lợi. Tại đây chúng sẽ tiết ra một số chất kích thích dạ dày của bạn tiết ra nhiều axit và làm mỏng lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc, dẫn đến viêm dạ dày tá tràng.
4.3 Chế độ ăn uống
Một thói quen ăn vội vàng, thường bỏ bữa, đặc biệt là bỏ bữa sáng, vừa ăn vừa làm chuyện khác như xem tivi, đọc sách, v.v.. khiến dạ dày phải làm việc quá công suất và thất thường. Nếu sự việc này diễn ra thường xuyên thì dạ dày sẽ có biểu hiện đầy hơi, khó tiêu. Khi hệ tiêu hóa diễn ra không trơn tru, tức là thức ăn còn đọng lại nhiều, như thế sẽ tiết ra nhiều axit làm bị viêm dạ dày và tá tràng của bạn.
4.4 Lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau chống viêm không steroid
Sử dụng quá nhiều thuốc này sẽ gây ức chế cả COX 2 và COX 1. Trong đó các COX – 1 đóng vai trò chính trong việc tổng hợp prostaglandins. Prostaglandins lại giữ chức năng bảo vệ và duy trì lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày nên việc mất nhiều prostaglandins sẽ dễ dàng dẫn đến viêm dạ dày tá tràng.
4.5 Lạm dụng các chất kích thích
Sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia sẽ nhanh chóng gây viêm loét dạ dày vì hoạt động của dạ dày bị rối loạn dưới sự tác động của các chất này.
5. Phương pháp chuẩn đoán bệnh viêm dạ dày và tá tràng
Để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày – tá tràng thì có 4 phương pháp chính:
- Phương pháp nội soi: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống dài có gắn camera từ miệng xuống dạ dày mục đích là để niêm mạc của thực quản, dạ dày và phần đầu ruột non.
- Chụp X – quang đại tràng: Trước khi chụp X-quang bạn phải uống một chất cản quang gọi là bari.
- Xét nghiệm phân: Mục đích kiểm tra phân có lẫn máu không.
6. Nguyên tắc chữa bệnh viêm dạ dày tá tràng
Bệnh viêm dạ dày và tá tràng sẽ được chữa trị nhanh chóng hiệu quả nếu bệnh nhân tuân thủ những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Giảm yếu tố gây loét
- Những yếu tố có khả năng gây loét gồm: axit clohydric, pepsin, v.v.. Bệnh nhân cần dùng thuốc bài tiết các yếu tố này trong dạ dày của mình để giảm nguy cơ mắc viêm dạ dày tá tràng.
- Ngoài ra, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, giảm stress là một trong những cách tốt nhất giúp chữa trị căn bệnh này.
Nguyên tắc 2: Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc
Bệnh nhân nên sử dụng các thuốc bao phủ niêm mạc, băng bó ổ loét, hay áp dụng Laser cường độ thấp – Heli – Neon để giúp kích thích sự tái tạo niêm mạc.
Nguyên tắc 3: Diệt trừ Helicobacter pyloril
Sử dụng kháng sinh hay chất diệt khuẩn để diệt trừ Hp.
7. Cách chữa trị bệnh viêm dạ dày tá tràng
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày và tá tràng mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc:
- Thuốc kháng acid: giúp trung hoà acid trong dịch vụ dạ dày tá tràng. Các loại thuốc này: stomafar, magnes hydroxyd, Maalox
- Thuốc giảm tiết acid: Giúp giảm tiết acid trong dạ dày như: famotidine, nizatidine, Cimetidin
- Thuốc diệt HP: giúp diệt khuẩn HP hiệu quả như: clarithromycin, Amoxicilline, imidazole….
Nếu sử dụng thuốc không có tác dụng hoặc có những biến chứng nghiêm trọng xảy ra bạn có thể phải phẫu thuật. Hiện nay, phẫu thuật không được áp dụng nhiều.
8. Chế độ ăn uống cho người bị viêm dạ dày và tá tràng
Nguyên tắc ăn dành cho người bị viêm dạ dày tá tràng
- Ăn chậm rãi, nhau kỹ thức ăn
- Thức ăn nấu nhừ, ăn thức ăn ở dạng lỏng
- Không ăn quá no, nên chia nhỏ nhiều bữa, một ngày chia thành 4-5 bữa
- Không ăn quá nhiều canh dùng với bữa cơm
- Không nên làm nặng, chạy nhảy ngay sau khi ăn xong
Người bị bệnh viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì?
- Bổ sung các loại rau củ dạng luộc hấp hoặc súp, các loại rau củ phải ăn chính
- Ăn tinh bột như cơm, bánh mỳ, các loại khoai, cháo
- Trứng, sữa, bơ, pho mát, sữa hộp giúp trung hoà acid trong dạ dày
- Thực phẩm giàu đạm dạng luộc, hấp, om để dễ hấp thu
- Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày: Sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát.
Người bị viêm dạ dày và tá tràng không nên ăn gì?
- Những thức ăn cứng không tốt cho niêm mạc dạ dày như gân, sụn, rau có nhiều xơ già
- Tỏi, ớt, dưa cà… cũng không nên ăn
- Các loại thức ăn chế biến sẵn: lạp xưởng, xúc xích, dăm bông…
- Các loại đồ uống có gas, cà phê, rượu, thuốc lá
9. Cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày và tá tràng
Ông bà ta thường nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đây là câu nói hoàn toàn đúng với mọi loại bệnh. Việc phòng ngừa sớm sẽ giúp bạn tránh xa được căn bệnh khó chịu này. Dưới đây là những điều bạn cần quan tâm nếu muốn bệnh viêm dạ dày tá tràng không tìm tới mình:
- Tập thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ và hợp lý. Tránh việc bỏ bữa ăn, hạn chế ăn quá nó hay ăn khuya. Nên nhớ cần tiết chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, nước có gas và những đồ ăn cay nóng. Nếu thường xuyên phạm phải những điều này, lượng axit trong dạ dày tặng và bệnh viêm dạ dày tá tràng sẽ tìm đến bạn đấy!
- Cần nạp nhiều vitamin A, D, axit folic, canxi, Fe, Zn,…. để trung hòa axit dạ dày tốt hơn và kích thích các vết loét nhanh lành hơn.
- Hạn chế dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau, v.v.. mà chỉ dùng khi thật sự cần thiết với sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày của bạn.
- Thường xuyên vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn và hợp lý.
- Luôn giữ cho bản thân một tinh thần lạc quan, thoải mái. Tránh áp lực của công việc hay học tập ảnh hưởng đến mình. Bạn có thể phối hợp với việc ngồi thiền để tránh mệt mỏi, căng thẳng.
Viêm dạ dày tá tràng là căn bệnh không chừa bất kỳ đối tượng nào. Việc biết trước dấu hiệu phổ biến của bệnh cũng như phương pháp điều trị sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng xác định và chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện triệt để những cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày và tá tràng chứ không nên đợi tới tới khi mắc bệnh rồi mới loay hoay tìm cách chữa nhé.