Viêm dạ dày cấp: Nguyên Nhân, Triệu chứng, Cách Điều Trị
-
Ngày đăng:
09/07/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
414
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày cấp là một trong những bệnh lý phổ biến đường tiêu hóa. Đây là bệnh lý tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm dạ dày cấp là gì? Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không? Đã có phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp chưa? Cùng CumarGold khám phá các câu trả lời trên cùng bạn nhé!
1. Viêm dạ dày cấp là gì ?
Viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày bị sưng và viêm một cách đột ngột. Diễn biến của bệnh diễn ra một cách nhanh chóng do ảnh hưởng của việc bị nhiễm khuẩn hoặc có thể do các tác nhân độc hại tại niêm mạc dạ dày. Những biểu hiện đầu tiên dễ nhận biết nhất trên lâm sàng chính là người bệnh sẽ có các biểu hiện như: Cảm giác đau dữ dội vùng thượng vị đôi lúc là cảm giác đau âm ỉ, nóng rát cồn cào. Khá nhiều người khi gặp phải vấn đề này sẽ thấy buồn nôn hoặc nôn nhiều. Nôn xảy ra hầu hết ngay sau khi người bệnh ăn xong, phần dịch nôn sẽ gồm thức ăn, dịch chua thậm chí là nôn ra máu.
Trên thực tế, viêm dạ dày cấp xuất hiện nhanh và hết các triệu chứng cũng nhanh. Mặc dù không nguy hiểm, bệnh sẽ nhanh chóng có những chuyển biến tích cực nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, về lâu dài bệnh viêm dạ dày cấp có thể dẫn đến mãn tính và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng trong đó nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.
2. Nguyên nhân viêm dạ dày cấp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp. Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng phụ thuộc vào yếu tố phát sinh mà người ta thường phân ra làm 2 mảng nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp:
2.1 Nguyên nhân ngoại sinh
- Do nhiễm vi khuẩn HP: Một trong những nguyên nhân hàng đầu được các nhà khoa học tìm ra chính là do sự tồn tại của vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn HP có khả năng sinh sống và tồn tại trong môi trường dạ dày có độ acid cao, tại đây chúng sẽ cư trú vào sâu trong lớp niêm mạc dạ dày kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn khiến lớp niêm mạc ngày càng bị bào mòn, giảm lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
- Do chế độ ăn uống: Khi lựa chọn đồ ăn và thức uống là những chất kích thích như các món cay, chiên, nướng nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày của bạn.
- Lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm: Rất nhiều người bệnh có thói quen, tự ý mua thuốc chống viêm giảm đau để sử dụng như diclofenac, meloxicam….để giảm những cơn đau thường gặp. Tuy nhiên, việc sử dụng các nhóm thuốc này rất có hại cho niêm mạc dạ dày thậm chí là tình trạng xuất huyết niêm mạc dạ dày.
2.2 Nguyên nhân nội sinh
- Người bệnh đang gặp phải các bệnh lý nhiễm khuẩn cấp như cúm, sởi, bạch hầu, viêm ruột thừa hay tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa….Khi gặp phải các bệnh lý trên người bệnh sẽ có xuất hiện biểu hiện của viêm dạ dày cấp.
- Ngoài các bệnh lý trên, nếu trong trường hợp người bệnh bị chấn thương, bỏng nặng, hay đang điều trị hóa và xạ trị cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng máu đến lưu thông dạ dày đồng thời càng làm tăng acid ứ đọng trong lòng dạ dày khiến dạ dày bị tổn thương.
3. Triệu chứng viêm dạ dày cấp
Dưới đây là 4 dấu hiệu nhận biết của viêm dạ dày cấp:
- Đau vùng thượng vị: Một trong những triệu chứng điển hình của viêm dạ dày cấp chính là hiện tượng đau vùng thượng vị. Cơn đau dữ dội kèm theo bỏng rát vùng thượng vị. Người bệnh có thể cảm nhận rõ luồng nóng lan đến tận cổ họng.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, cảm giác mệt mỏi: Viêm dạ dày cấp sẽ làm cho tình trạng acid trong dạ dày tăng cao vượt mức cho phép. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy chướng bụng, chán ăn, ăn uống không ngon miệng, người mệt mỏi.
- Buồn nôn, nôn: Diễn biến của viêm dạ dày cấp diễn ra rất nhanh. Một trong số những biểu hiện của viêm dạ dày cấp chính là tình trạng nôn. Người bệnh có xu hướng nôn ngay sau khi ăn. Hầu hết là nôn hết thức ăn người bệnh sẽ thấy giảm đau hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hốc hác, mất nước và các chất điện giải.
- Chảy máu dạ dày: Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, những thức ăn thô cứng tiếp xúc trên bề mặt niêm mạc đã có những vết loét. Nếu thức ăn quá cứng, thô gây chảy máu tại vị trí đó. Người bệnh có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài phân có máu.
4. Các dạng bệnh của viêm dạ dày cấp
- Viêm dạ dày đơn thuần
- Viêm dạ dày ăn mòn
- Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn
- Viêm dạ dày cấp tính mưng mủ, xuất huyết
5. Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày cấp khiến người bệnh không ăn uống được, nôn mửa nhiều, sốt cao. Một số trường hợp nghiêm trọng, viêm dạ dày cấp tính có thể gây xuất huyết. Viêm dạ dày cấp có thể tiến triển thành mãn tính nếu bạn không điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
Viêm dạ dày cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Viêm dạ dày mãn tính: Các triệu chứng dai dẳng, kéo dài và rất khó để điều trị dứt điểm.
- Xuất huyết dạ dày: Đây là biến chứng thường gặp mức độ nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
- Thủng dạ dày: Khi đó, thành dạ dày bị thủng do hiện tượng viêm loét tiến triển nặng.
6. Viêm dạ dày cấp có chữa khỏi được không?
Các triệu chứng của bệnh khởi phát đột ngột, bùng phát mạnh và diễn tiến nhanh nhưng thường đáp ứng tốt với điều trị và có thể chữa khỏi chỉ sau một thời gian ngắn.Viêm dạ dày cấp có thể chữa trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý.
7. Điều trị viêm dạ dày cấp tính
7.1 Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng một hoặc phối hợp một trong các nhóm thuốc dưới đây để điều trị viêm loét dạ dày cấp.
– Nhóm thuốc chống co thắt cơ trơn: Nhóm thuốc này sẽ làm giãn cơ trơn từ đó làm giảm cường độ và nhịp độ co bóp cơ trơn của dạ dày vì vậy người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau hơn. Một số thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Papaverin, Spasmaverin.
– Thuốc điều hòa nhu động dạ dày, ruột: có thể dùng metoclopramid HCL (primperan); domperidone maleate (motilium- M).
– Thuốc kháng acid (Antacid) có tác dụng trung hòa acid dịch vị (HCL): Thông thường nhóm thuốc này sẽ dùng phối hợp Hydroxyd Nhôm và Hydroxyd Magie (Maalox, Gastropulgite…) là các dạng thuốc kiềm nên uống vào lúc acid dạ dày tiết ra nhiều nhất ( trước và sau ăn 30 phút – 1h) và một liều trước khi đi ngủ. Thuốc có tác dụng nhanh nhưng ngắn 15 đến 30 phút nên chỉ dùng để cắt cơn đau và giảm nhanh các triệu chứng.
– Thuốc ức chế tiết HCL
- Ức chế receptor H2 – Histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn cản bài tiết dịch bị do bất kỳ nguyên nhân nào làm tăng tiết histamin tại dạ dày. Thuốc có tác dụng nhanh, Ph giảm rõ sau 1h và tác dụng ngay từ ngày đầu tiên.
- Thuốc ức chế bơm proton: Tác động vào khâu cuối cùng của của quá trình bài tiết acid nên được coi là nhóm thuốc có khả năng kiểm soát bài tiết dịch vị acid tốt nhất. Một số thuốc thuộc nhóm này như: omeprazol, esomeprazol, lansoprazol…
Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc và giúp ổ loét nhanh lành sẹo: Nhóm thuốc này giúp tạo một hàng rào che phủ niêm mạc dạ dày giúp bảo vệ và làm nhanh liền vết loét. Một số thuốc thuộc nhóm này bao gồm: bismuth subcitrat, sucralfat
7.2 Sử dụng bài thuốc dân gian
Tinh bột nghệ và mật ong
Tinh bột nghệ chứa hoạt chất curcumin có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm giúp ngăn ngừa ung thư, điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Mật ong có chức năng lọc sạch dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc chữa viêm dạ dày cấp hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Trộn đều mật ong cùng với bột nghệ tươi theo tỉ lệ pha trộn 1:2 tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Bạn có thể dùng hỗn hợp này trực tiếp hoặc vo thành viên để uống.
Nha đam
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, nha đam giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Cách thực hiện:
- Nha đam đem gọt bỏ phần vỏ xanh và rửa sạch
- Xay nhuyễn phần thịt nha đam
- Thêm nước ấm vào hỗn hợp cho dễ uống
7.3 Sử dụng Cumargold
Từ xa xưa, Hoạt chất Curcumin có trong cây nghệ vàng vẫn luôn được coi là hoạt chất quý với vô vàn những công dụng khác nhau như làm mờ sẹo, chữa đau dạ dày, giải độc gan và phục hồi vóc dáng sức khỏe phụ nữ sau sinh.
Nhưng Curcumin là chỉ chiếm 0,3% trong củ nghệ tươi, ít tan trong nước, hấp thụ vào cơ thể kém. Để khắc phục những nhược điểm trên, Nano Curcumin do Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam đã nghiên cứu ra.
Năm 2013, PGS.TS Phạm Hữu Lý – Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHVN cùng nhóm cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất thành công Nano Curcumin. Sau đó, Viện đã chuyển giao đề tài nghiên cứu này cho Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI, bào chế ra sản phẩm CumarGold.
Nói về sản phẩm CumarGold, BS chuyên khoa I Mai Thị Diệu Trinh cho biết:
“Ưu điểm nổi trội của Nano curcumin trong sản phẩm CumarGold là tinh khiết, an toàn do loại bỏ hết tạp chất, không gây nóng khi sử dụng. Thứ 2 là sản phẩm đã được chứng minh hoạt tính sinh học tại các viện nghiên cứu uy tín trong nước, có tác dụng giảm tiết acid dạ dày, kích thích sản sinh chất nhày, chống oxy hóa mạnh và dọn dẹp gốc tự do, kích thích giúp bệnh nhân ăn uống ngon, tiêu hóa tốt”.
Chỉ sau 7 năm có mặt trên thị trường sản phẩm CumarGold đã dành được sự tin tưởng, tín nhiệm từ hàng triệu người tiêu dùng.
8. Cách phòng ngừa viêm dạ dày cấp tính
- ựng chế độ ăn lành mạnh, ăn đúng, đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ.
- Không nên ăn quá no, không để bụng đói
- Tránh các loại thức ăn chua, cay, nóng, như ớt, cà, dưa chua,…
-
Không nên thức quá khuya sau 23 giờ, ngủ đủ giấc, đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày là 7 – 8 tiếng.
- Tránh stress, luôn giữ tinh thần lạc quan, nghỉ ngơi sau giờ làm việc căng thẳng
- Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân nếu gia đình bạn có người nhiễm vi khuẩn HP
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày
9. Khám viêm dạ cấp ở đâu uy tín, chất lượng?
Khi xuất hiện các triệu chứng viêm dạ dày cấp, bạn nên đi khám ngay với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa tại các Bệnh viện, Phòng khám uy tín. Bạn có thể tham khảo các cơ sở khám bệnh uy tín dưới đây:
Tại Hà Nội
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai
- Trung tâm kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội – Bệnh viện Xanh Pôn
Tại TP.Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Nhân dân Gia Định
>> Tìm hiểu thêm:
- Người chiến thắng viêm loét dạ dày sau 20 năm vất vả (Chia sẻ)
- Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Có Chữa Khỏi Được Không?
- Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Hy vong bài viết này đã cung cấp đầy đủ cho bạn về bệnh lý viêm dạ dày cấp. Nếu xuất hiện những triệu chứng trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Thường xuy truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nha!