Nguyên nhân trẻ 9 tháng bị đau dạ dày và giải pháp cho mẹ trẻ
-
Ngày đăng:
28/05/2020 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
330
Nội dung bài viết
ToggleBệnh đau dạ dày không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn có thể gặp phải ở trẻ nhỏ. Trẻ 9 tháng bị đau dạ dày là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Bệnh có thể diễn tiến phức tạp và ảnh hưởng nhiều tới quá trình phát triển của trẻ, nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
1. Tại sao trẻ 9 tháng đã bị đau dạ dày?
Nhiều người cho rằng bệnh dạ dày là bệnh của người lớn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh.
Một số nguyên nhân khiến cho các em bé 9 tháng tuổi dễ bị đau dạ dày phải kể đến:
Do nhiễm vi khuẩn HP:
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là loại xoắn khuẩn gram âm đặc biệt có khả năng sinh tồn tốt trong môi trường axit dạ dày. Chúng là mất cân bằng pH trong dạ dày và là nguyên nhân chính dẫn tới viêm loét dạ dày.
Khuẩn HP có thể lây nhiễm từ mẹ sang bé qua nhau thai, hoặc do cha mẹ có HP và mớm thức ăn cho bé, do thực phẩm hoặc nguồn nước sinh hoạt cho bé bị nhiễm HP…
Do cha mẹ ép ăn:
Vì muốn con béo khỏe, một số cha mẹ thường ép bé ăn quá no, gây ra quá nhiều áp lực tiêu hóa lên dạ dày. Điều này có thể khiến dạ dày bị quá tải và dẫn tới đau dạ dày.
Do dùng thuốc:
Trẻ nhỏ thường dễ bị ốm vặt. Khi này, trẻ thường được cha mẹ cho dùng thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol, Aspirin… Nếu lạm dụng các loại thuốc này, môi trường axit trong dạ dày sẽ bị mất cân bằng và gây ra tình trạng viêm loét dạ dày.
Hệ tiêu hóa của trẻ kém phát triển:
Hệ tiêu hóa của trẻ em còn khá non nớt và chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ bị tổn thương do các thói quen xấu, do chế độ ăn uống không khoa học, cách chăm sóc sai…
2. Dấu hiệu cho thấy trẻ 9 tháng bị đau dạ dày
Khi bị đau dạ dày, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau
Đau bụng
Tương tự như đau dạ dày ở người lớn, trẻ sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng. Tuy nhiên, vì trẻ mới 9 tháng tuổi sẽ không thể nói được nên chỉ có thể thể hiện ra ngoài bằng cách khóc quấy, tỏ vẻ khó chịu… Khi này cha mẹ cần tinh ý và kiểm tra xem trẻ có phản ứng đau ở đâu, có bị đầy bụng, cứng bụng hay không…
Kém ăn, kém ngủ
Những cơn đau dạ dày cùng tình trạng kém tiêu hóa do đau dạ dày sẽ khiến trẻ bị kém ăn. Khi trẻ bị đau dạ dày, những cơn đau có thể xuất hiện về đêm, chính điều này sẽ làm trẻ mất ngủ. Do đó nếu cha mẹ thấy con thường chán ăn, thường xuyên mất ngủ, khóc đêm không rõ nguyên nhân thì hãy đề phòng nguy cơ trẻ bị đau dạ dày.
Thiếu máu
Dạ dày hoạt động kém khiến trẻ kém hấp thụ dinh dưỡng, bao gồm cả những chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình tạo máu như sắt, Vitamin B6, B12…. Thiếu dinh dưỡng sẽ khiến trẻ bị thiếu máu, trở nên xanh xao, nhợt nhạt, chân tay lạnh.
Trẻ đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu:
Do bị xuất huyết tiêu hóa khi tình trạng viêm loét dạ dày tiến triển nặng. Trong trường hợp này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra
Chán ăn, buồn nôn, nôn có thể lẫn máu.
Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ kém hoạt động, tiêu hóa thức ăn chậm chạp, ứ đọng, gây nôn. Ngoài ra biến chứng hẹp môn vị của đau dạ dày cũng gây nôn mửa, đây là dấu hiệu cực nguy hiểm mà cha mẹ tuyệt đối không được coi nhẹ và phải cho con đi khám sớm nhất có thể.
3. Cách chăm sóc trẻ 9 tháng bị đau dạ dày
Khi nhận thấy con mình bị đau dạ dày, cha mẹ hãy bắt đầu chăm sóc trẻ theo chế độ đặc biệt như sau:
3.1. Chườm ấm
Khi trẻ có dấu hiệu khó tiêu, đau bụng, cha mẹ hãy lấy một chai nước ấm hoặc một túi sưởi nhỏ để chườm lên bụng cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ tắm nước ấm.
Hơi ấm từ túi sưởi và nước có thể làm dịu cảm giác khó chịu ở bụng của trẻ, giúp trẻ thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý chọn nhiệt độ chườm vừa phải vì da trẻ 9 tháng tuổi còn rất nhạy cảm, rất dễ bị bỏng nếu cha mẹ để túi chườm quá nóng.
3.2. Xoa bóp bụng cho trẻ
Khi trẻ ăn xong, khi trẻ bị đau bụng hoặc đầy bụng, cha mẹ nên xoa bụng cho trẻ. Có thể xoa không hoặc dùng thêm 1 chút dầu dưỡng ấm cũng được. Nên xoa tròn thật nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
Khi này, thức ăn sẽ được kích thích tiêu hóa dễ dàng hơn, trẻ cũng dễ ợ hơi hơn, giảm bớt áp lực tại dạ dày, giúp làm giảm đau hiệu quả.
3.3. Cho trẻ uống nhiều nước
Cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, không chỉ để đảm bảo các hoạt động thông thường của cơ thể mà còn để làm loãng bớt dịch vị dạ dày, làm giảm các cơn đau.
Cha mẹ nên cho trẻ uống nước ấm, mỗi lần uống 1 lượng nhỏ vừa phải và thời gian uống cách đều nhau mỗi 15-30 phút.
3.4. Cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm
Những loại thực phẩm mềm sẽ dễ tiêu hóa hơn, làm giảm áp lực tiêu hóa lên dạ dày, tránh làm tổn thương dạ dày.
Một số loại thực phẩm tốt có thể kể đến như sữa, cháo, súp, các loại cháo ngũ cốc, cháo cá hồi, súp bí ngô nghiền…
3.5. Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ
Để giảm áp lực cho dạ dày, giúp dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn, cha mẹ tuyệt đối không nên ép con mình ăn quá nhiều, tránh để dạ dày phải hoạt động quá sức.
Hãy chia các bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ, các bữa cách đều nhau. Như vậy, dạ dày có thể tiêu hóa từ từ và nhẹ nhàng hơn, việc tiêu hóa cũng được diễn ra tốt hơn.
Ngoài ra, không nên cho trẻ ăn quá sát giờ ngủ để đảm bảo dạ dày không phải hoạt động trong thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi.
3.6. Nên cho trẻ dùng sữa chua
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có ích, giúp hệ tiêu hóa của bé tạo được thế cân bằng. Các lợi khuẩn sẽ giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, thức ăn nhanh được tiêu hóa hơn, làm giảm áp lực lên dạ dày của trẻ
Cha mẹ nên chọn loại sữa chua chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ, để đảm bảo trẻ có thể tiêu hóa dễ dàng nhất.
3.7. Đưa trẻ đi gặp bác sĩ
Cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể khi trẻ có các biểu hiện phức tạp như:
- Đau bụng mà không rõ nguyên nhân
- Đau bụng nhiều, đau lâu, hoặc lặp lại liên tục
- Có biểu hiện bị thiếu máu
- Chán ăn, buồn nôn kéo dài trên 1 tuần
Đau dạ dày không phải là căn bệnh đáng sợ. Trong trường hợp bệnh nhẹ, cách chăm sóc khoa học như kể trên sẽ giúp trẻ giảm bớt và thậm chí là tự thoát khỏi tác động của bệnh.
>> Tìm hiểu thêm:
- Bé 2 tuổi bị đau dạ dày – Nguyên nhân khiến các bà mẹ giật mình
- Bé 4 tuổi bị đau dạ dày là gì?
- Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
Tuy nhiên, nếu trẻ 9 tháng bị đau dạ dày quá lâu, cha mẹ không nên chần chừ mà hãy đưa con đi khám để có thể điều trị kịp thời và tránh ảnh hưởng tới quá trình phát triển về sau.