Thuốc dạ dày điều trị viêm loét và các tác dụng phụ
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
334
Nội dung bài viết
ToggleKhi bệnh dạ dày tái phát, người bệnh thường ngại đi khám lại và mang đơn cũ đi để mua thuốc dạ dày sử dụng mà không lường trước được tác dụng phụ.
Các thuốc dạ dày làm băng se và bảo vệ niêm mạc
Sucralfat
Là một muối nhôm của sulfat disacarid, dùng điều trị loét dạ dày. Cơ chế tác dụng của thuốc là tạo một phức hợp với các chất như albumin và fibrinogen của dịch rỉ kết dính với ổ loét, có tác dụng ngăn chặn acid, pepsin và mật. Muối nhôm này cũng gắn trên niêm mạc bình thường của dạ dày và tá tràng với nồng độ thấp hơn nhiều so với vị trí loét, ức chế pepsin hoạt động. Thuốc dạ dày này dễ gây ra tình trạng táo bón, ức chế khả năng hấp thu phenytonin và tetracycline, không nên áp dụng đối với người bị suy thận.
Bismuth subcitrat
Bismuth subcitrat có tác dụng bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày. Sau khi uống, kết tủa chứa bismuth được tạo thành do ảnh hưởng của acid dạ dày trên bismuth subcitrat. Ở ổ loét (cả ở dạ dày và tá tràng) nhiều sản phẩm giáng vị của protein được giải phóng liên tục với lượng tương đối lớn do quá trình hoại tử mô.
Thông qua hình thành phức hợp chelat, những sản phẩm giáng vị này, cùng với tủa thu được từ bismuth subcitrat, tạo một lớp bảo vệ không bị ảnh hưởng của dịch vị hoặc các enzym trong ruột nên có thể ngăn ngừa tác dụng của pepsin trên vị trí loét. Bismuth subcitrat có tác dụng diệt khuẩn Helicobacter pylori. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) in vitro (trong ống nghiệm) thay đổi trong khoảng 5 – 25 microgram/ml. Trong quá trình sử dụng có thể làm cho phân hoặc lưỡi có màu sẫm hoặc đen, biến đổi màu răng nhưng có hồi phục.
Các hợp chất bismuth trước đây được thông báo có thể gây bệnh não. Liều khuyến cáo (480 mg/ngày) thấp hơn rất nhiều so với liều có thể gây bệnh não. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm độc bismuth có thể tăng nếu liều khuyến cáo vượt quá mức như trong trường hợp quá liều, ngộ độc, uống thuốc trong thời gian dài hoặc uống cùng với những hợp chất khác chứa bismuth. Vì vậy, không khuyến cáo dùng liệu pháp toàn thân (uống) dài hạn với bismuth subcitrat.
Nhóm thuốc dạ dày kháng acid (antacid)
Một thuốc antacid được gọi là lý tưởng phải mạnh để trung hóa axit dịch vị, dễ uống, ít hấp thu vào máu đồng thời ít tác dụng ngoại ý. Mặc dù có tác dụng nhanh và mạnh nhưng có khuynh hướng gây nhiễm kiềm toàn thân và chứa nhiều natri (hội chứng sữa-kiềm), đồng thời nó gây một trở ngược làm tăng tiết gastrin dẫn đến HCl lại được tiết nhiều hơn trước. Canci carbonat cũng gây nên hội chứng sữa kiềm và canci còn kích thích trực tiếp lên tế bào thành gây tăng tiết HCl. Do đó, các thuốc này hiện nay hầu như không dùng trong điều trị loét tiêu hóa.
Hydroxit nhôm thuốc có xu hướng gây táo bón, khi sử dụng kéo dài nguy cơ cạn kiệt phosphat, kết quả bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Cũng cần dùng thận trọng với người có suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan và chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa. Hydroxit magie có thể làm phân lỏng; thuốc được thải qua thận, do vậy khi sử dụng các chế phẩm có magie cần thận trọng với bệnh nhân suy thận.
Thuốc dạ dày ức chế bơm proton
Các thuốc nhóm này bao gồm omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, esomeprazole. Tác dụng ngoại ý ít gặp, chủ yếu là nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài cũng có thể gây ra nhiều tác dụng ngoại ý như làm giảm độ axit dạ dày tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, giảm hấp thu chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, canxi, các vitamin giảm sức đề kháng của cơ thể, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và các bệnh khác.
Các thuốc dạ dày diệt HP
Bao gồm amoxicilline, metronidazol và tinidazol, clarithromycin. Amoxicilin được sử dụng trong các phác đồ diệt HP và cho hiệu quả cao vì hầu như không có hiện tượng kháng thuốc, tác dụng phụ ít, có thể gặp đi ngoài, viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn, nôn… Metronidazol và tinidazol là các kháng sinh thuộc nhóm 5 nitroimidazol, tác dụng phụ của metronidazol khi dùng ngắn ngày có thể buồn nôn, đi ngoài, dị ứng; dùng dài ngày có thể bị giảm cảm giác.
Clarithromycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có phổ hoạt động rộng với vi khuẩn Gr(+) và Gr(-). Trong điều trị H. pylori hiện clarithromycin được khuyên dùng trong phác đồ. Clarithromycin có hiệu quả diệt H. pylori cao, tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn thấp và ổn định hơn rất nhiều metronidazol.
Trên đây là các loại thuốc chủ yếu thường có mặt trong đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày ruột, có vi khuẩn H. pylori hay không có vi khuẩn H. pylori hiện nay đang dùng, có các thông tin về tác dụng ngoại ý khi dùng chúng, bạn có thể tham khảo và thông tin cho người thân dùng để an tâm.
Với những người mẫn cảm với các thành phần của những loại thuốc trên bạn cần tham khảo những sản phẩm nguồn gốc tự nhiên có thể sử dụng lâu dài mà không mang lại tác dụng phụ.
Xem thêm chi tiết: nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori ( hp )