Skip to main content

Mẹo “bỏ túi” đẩy lùi cơn đau dạ dày tá tràng

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    272

Nếu bị đau dạ dày tá tràng bạn hãy dành chút thời gian mỗi ngày làm điều này là tự gia hạn thêm tuổi thọ cho mình – nhớ bỏ túi ngay.

Đau dạ dày tá tràng hãy làm ngay những điều này

Ngủ trưa
ngủ trưa giúp đầy lùi áp lực của dạ dày tá tràng
 
Sau khi ăn, máu sẽ tập trung ở hệ tiêu hóa, khiến cho lượng máu dẫn đến não và các chi bị giảm thiểu. Dành khoảng 30 phút đến 1 tiếng để ngủ sau đó mới ăn trưa sẽ giảm mệt mỏi, bớt áp lực cho dạ dày tá tràng.
 
Ăn canh
Nhiều người có thói quen ăn canh sau bữa ăn, nhưng ăn canh trước bữa ăn lại có thể giúp “làm sạch” khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột…giúp thức ăn có thể thuận lợi đi vào dạ dày và làm giảm mức độ kích thích của các thực phẩm cứng đối với niêm mạc dạ dày.
 
Mát xa trước khi đi ngủ
Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn. Bạn cần tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.
 
Uống trà ấm
Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày tá tràng, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
 
Thực phẩm nên kiêng
– Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25 C – 30 C.
 
– Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt… Các loại nước trái cây có acid, nước có gas; lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho…) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.
 
– Các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày tá tràng.
Trong thời gian mới chớm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng khem một cách chặt chẽ để tránh tình trạng viêm loét nặng hơn. 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x