Skip to main content

Đau hành tá tràng đáng sợ như thế nào?

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    299

Đau hành tá tràng không chỉ gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nếu không điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng nguy hiểm. 

Truy “thủ phạm” gây đau hành tá tràng

thủ phạm gây đau hành tá tràng

Trước đây, có giả thuyết đau hành tá tràng là do thần kinh nhưng ngày nay, viêm loét dạ dày – tá tràng chủ yếu do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), thứ đến là do lạm dụng thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau (aspirin, corticoid) hoặc thuốc thường dùng trong điều trị bệnh về xương khớp (không steroid). Ngoài ra còn có nhiều yếu tố thuận lợi có thể gây đau hành tá tràng, đó là uống nhiều rượu, bia, ăn quá nhiều, liên tục các gia vị chua, cay gây kích thích niêm mạc dạ dày (ớt, hạt tiêu, bồ tạt, dấm, chanh), hoặc ăn nhiều chất béo, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc nhai không kỹ hoặc hút quá nhiều thuốc lá, thuốc lào. Ngoài ra, người bị stress mạn tính, căng thẳng thần kinh, áp lực công việc, rối loạn giấc ngủ kéo dài, thay đổi thời tiết, nhất là áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc tràn về cũng có thể góp phần gây đau hành tá tràng hoặc làm cho bệnh tái xuất hiện.

Biến chứng do đau hành tá tràng

Đau hành tá tràng nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn đến loét dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị, từ đó có thể gây xuất huyết dạ dày – tá tràng (hay gặp nhất là xuất huyết tá tràng). Đây là một cấp cứu nội khoa, nếu chậm trễ, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa. Viêm loét dạ dày – tá tràng có thể gây hẹp môn vị, lúc này, người bệnh luôn bị đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, ăn không tiêu, mệt mỏi nên rất chán ăn, da xanh, gầy yếu, nhiều trường hợp phải móc họng để nôn mới thấy dễ chịu (do ứ đọng dịch vị và thức ăn). Biến chứng đáng lo ngại nhất là thủng dạ dày. Đây là một cấp cứu ngoại khoa (phải phẫu thuật), nếu chậm trễ sẽ gây viêm phúc mạc dẫn đến sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, người bệnh rất dễ tử vong. Nếu loét dạ dày ở vùng tiền môn vị hoặc môn vị hoặc bờ cong nhỏ có thể dẫn đến ung thư.

Phòng ngừa đau hành tá tràng nên làm gì?

Nên có chế độ ăn, uống hợp lý (không ăn quá chua cay, không nên uống nhiều rượu, bia, không nên ăn nhiều chuối tiêu, cà, dưa muối). Cần ăn chậm, nhai kỹ. Không thức khuya, tránh căng thẳng thần kinh. Với lớp trẻ, cần có chế độ làm việc hợp lý. Khi phải dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến dạ dày – tá tràng, cần tuân thủ chỉ định và tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình, tránh lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Không nghe theo mách bảo của người không có chuyên môn về y học dùng thuốc không có đơn, không dùng đơn thuốc của người khác để mua thuốc điều trị cho mình (vì bệnh của từng người có khác nhau do nguyên nhân gây bệnh có thể không giống nhau). Cần vận động cơ thể thường xuyên bằng các hình thức thích hợp nhất cho mỗi một người. Không nên lao động hay tập luyện quá sức sẽ khiến các cơn đau hành tá tràng trở nên trầm trọng hơn.
 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x