Đau dạ dày khi mang thai nên làm gì để khắc phục?
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
323
Nội dung bài viết
Toggle
Đau dạ dày khi mang thai có các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của ốm nghén nên thường dẫn đến những hậu quả nguy hiểm bất ngờ.
Khi mang thai, trong cơ thể phụ nữ có hàng loạt các thay đổi về tâm sinh lý và nội tiết tố. Trong đó đau dạ dày khi mang thai là tình trạng vô cùng phổ biến được gây nên do ốm nghén, chế độ ăn uống, căng thẳng thần kinh và vi khuẩn Hp…
Đau dạ dày khi mang thai biểu hiện như thế nào?
Đạu dạ dày khi mang thai bao gồm các triệu chứng rất giống với tình trạng ốm nghén. Cụ thể các mẹ sẽ buồn nôn và nôn nhiều, đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên khác với ốm nghén, đau dạ dày trong giai đoạn này còn gây ra hiện tượng ợ chua, ợ hơi, đau bụng râm ran và nóng rát kèm cảm giác tức tức ở vùng thượng vị.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng đặc biệt cảm thấy đau rõ ràng hơn mỗi khi quá đói hoặc ăn quá no, đặc biệt là khi ăn những món có vị chua và cay. Càng ăn những món ăn như này axit càng làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày nghiêm trọng hơn làm tăng cảm giác đau.
Đau dạ dày khi mang thai nên làm gì?
Chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất chống lại bệnh đau dạ dày khi mang thai để cả mẹ và bé đều được khỏe mạnh như sau:
– Chia nhỏ bữa ăn: Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Tránh ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực.
– Bạn nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn. Việc đó khiến thức ăn được chuyển hóa tốt bên trong dạ dày và ruột; tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản gây khó chịu.
– Bạn cũng nên phòng tránh căng thẳng, stress. Nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu hợp tránh được các dấu hiệu của việc thừa axit trong dạ dày.
– Thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng là trứng và sữa, đây là những thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ, vừa trung hòa hiệu quả axit trong dạ dày.
– Những thức ăn chứa nhiều tinh bột cũng rất tốt cho dạ dày như, nếp, bột gạo và dinh dưỡng từ sữa.
– Gừng, nước ép cải, ngó sen với củ cải hay khoai tây là những món ăn rất cần thiết để điều trị bệnh dạ dày.
– Rượu, đồ uống chứa caffein, hạn chế chocolate, kiểm soát thức ăn giàu gia vị… cần tránh xa. Bởi vì chúng làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày, gây ra những cơn co thắt đối với dạ dày.
– Những thức ăn chiên, nướng, hay những món gỏi, món sống hay lạnh đều không nên ăn. Chỉ được ăn những món ăn đã qua chế biến bằng cách luộc, xào, hầm,…mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Khắc phục đau dạ dày khi mang thai như thế nào cho an toàn và hiệu quả?
Mang thai là một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất của cơ thể người phụ nữ. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh đau dạ dày nhưng lại thường chống chỉ định với phụ nũ có thai. Vì vậy đau dạ dày khi mang thai thường được điều trị bằng các bài thuốc dân gian với các nguyên liệu đơn giản.
1. Khắc phục đau dạ dày khi mang tai bằng nha đam
Lấy nha đam, rửa rồi gọt sạch phần vỏ ngoài, lấy phần thịt nhầy đun sôi cùng với nước, mỗi ngày dùng 10 lá. Nha đam rất lành tính và mát nên các mẹ có thể dùng thay nước lọc vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp làm đẹp da và điều trị mụn trứng cá.
2. Khắc phục đau dạ dày khi mang thai bằng nước ép rau bắp cải
Chắc có lẽ nhiều người còn bất ngờ với cách chữa đau dạ dày này. Lấy lá bắp cải đem đi rửa sạch, trần qua với nước sôi cho mềm. Sau khi để ráo nước cho bắp cải vào xay nhuyễn, lọc lấy nước để uống. Nước ép bắp cải có thể giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức.
Trên đây là những công thức điều trị đau dạ dày khi mang thai được các mẹ bầu tin tưởng và sử dụng nhiều nhất. Với ưu điểm lành tính và an toàn cũng rất tiết kiệm chi phí, phụ nữ đang có vấn đề về dạ dày nên sử dụng các phương pháp này.