Skip to main content

Cổ tích giữa đời thường: Chiến thắng ung thư phổi di căn sau 5 năm

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    174

Không có biểu hiện đau đớn gì ngoài ho kéo dài, chụp phim phổi bác sĩ Đỗ Quốc Hùng ở Viện Tim mạch Quốc gia Hà Nội mới phát hiện mình đã bị ung thư phổi giai đoạn muộn. Thế nhưng, điều kì diệu đã xảy ra khi anh đã chiến thắng ung thư phổi di căn sau 5 năm. Điều gì đã làm nên điều kì diệu ấy? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Dưới đây là 1 câu chuyện cổ tích giữa đời thường khi bệnh nhân mắc ung thư phổi đã di căn vẫn sống sót sau 5 năm. Kỳ tích này là nguồn cổ vũ to lớn đối với những ai đang mắc ung thư phổi nói riêng và người mắc ung thư nói chung.

Cách đây hơn 5 năm, phó giáo sư Hùng nguyên trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia (Hà Nội) phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn muộn. Vào lúc đó, bác sĩ đã bị ho kéo dài 3-4 tuần, uống thuốc mãi mà không khỏi. Lúc ấy, bác sĩ Hùng mới đi chụp chiếu thì phát hiện mình đã bị 1 khối u ở phổi.

phát hiện khối u ở phổi 
Bị ung thư.. Liệu có phải là sự kết thúc?

 

Kết quả này khiến bản thân bác sĩ Hùng và nhiều đồng nghiệp rất ngạc nhiên vì trước đó ông vẫn khỏe mạnh, không đau đớn gì ngoài việc ho kéo dài. Đến khi phát hiện thì đã muộn căn bệnh ung thư di căn tràn lan đến cột sống, tủy xương… Một thời gian sau, khối u di căn lên não.

Giáo sư Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ về căn bệnh của người đồng nghiệp Đỗ Quốc Hùng cho biết: “Tình trạng bệnh bác sĩ Hùng khi đó đã muộn, khối u trên não không thể mổ được, nếu mổ chắc chắn tử vong”.

Giáo sư Mai Trọng Khoa khẳng định khối u không thể mổ được 
Giáo sư Mai Trọng Khoa khẳng định khối u không thể mổ được

 

Trên lý thuyết, những trường hợp này chỉ có thể điều trị triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ. Mặc dù vậy, với nghị lực, tuân thủ phác đồ điều trị tuyệt đối cộng với áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất như chụp PET/CT, xạ phẫu bằng dao gamma quay…, bác sĩ Hùng đã chiến thắng được căn bệnh, toàn bộ khối u đã không còn.

Về phương pháp điều trị ung thư phổi cho giáo sư Hùng, các bác sĩ đã áp dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau cho người đồng nghiệp trong đó có cả điều trị hóa chất, thuốc trúng đích… để xử lý khối u ở nhiều vị trí khác nhau. 

Theo giáo sư Khoa, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện tại chỉ phát hiện được tổn thương khi khối u đã hình thành và có kích thước đủ lớn. Tuy nhiên, kỹ thuật chụp PET/CT- chụp cắt lớp phát bức xạ positron có khả năng phát hiện u khi các công cụ khác không phát hiện được. Nó giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh, khối u đã di căn như thế nào hỗ trợ rất tốt trong việc đưa ra phác đồ điều trị.

Nhờ kỹ thuật PET/CT, vị trí khối u được xác định rõ nên kỹ thuật viên có thể hướng chùm tia xạ sát vào khối u hơn, che các vùng tổn thương lành xung quanh. Nhờ đó hiệu quả điều trị cao hơn, không bỏ sót tổn thương đồng thời không làm hại tới các khu vực lành xung quanh.

Với khối u ở não như trường hợp phó giáo sư Hùng, ca mổ là điều hầu như không thể thực hiện. Thay vào đó, bệnh nhân được xạ phẫu bằng dao gamma quay. Các chùm tia mạnh hội tụ vào một điểm khối u, bảo vệ các tổ chức lành. Kỹ thuật này được áp dụng điều trị cho những u ở vị trí không thể mổ được, đã mổ nhưng tái phát, tổn thương nhỏ ở sâu bên trong… nhờ vậy, bệnh ung thư của bác sĩ Hùng đã được chữa khỏi.

>> Nghệ và tinh bột nghệ: Những lợi ích sức khỏe dựa trên bằng chứng khoa học

 

 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x