Có khối u dạ dày có mắc bệnh ung thư dạ dày hay không?
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
286
Nội dung bài viết
Toggle
Phát hiện có khối u dạ dày khiến nhiều người vô cùng lo lắng và nghĩ rằng mình đã mắc bệnh ung thư dạ dày. Điều này có đúng hay không? Có phải mọi khối u dạ dày đều phát triển thành ung thư hay không? Hãy cùng nghe các chuyên gia giải đáp.
Khối u dạ dày
Trên thực tế, số lượng người phát hiện có u dạ dày ngày càng nhiều và ngày càng bị trẻ hóa. Khối u trong dạ dày thực chất là lớp niêm mạc trên bề mặt dạ dày bị tổn thương quá mức hình thành nên các khối u.
Các loại khối u dạ dày
Có hai loại khối u dạ dày đó là u lành tính và u ác tính. Sự phân biệt hai loại khối u này dựa trên sự phát triển của bệnh. Nếu u là ác tính thì đó chính là bệnh ung thư dạ dày.
U dạ dày lành tính hay còn gọi là polyp dạ dày, có thể được phát hiện thông qua nội soi dạ dày, có màu nâu ở niêm mạc dạ dày, ruột non, đại trực tràng nhưng nguy hiểm nhất, dễ tiến triển thành ung thư nhất chính là các polyp ở dạ dày.
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện có khối u dạ dày, điều cần thiết nhất chính là việc điều trị khỏi bệnh kịp thời, thậm chí bác sỹ có thể sẽ cắt bỏ ngay khối u ở vị trí này đầu tiên để tránh sự phát triển của bệnh.
Thực tế, số lượng người có các khối u lành tính chiếm số lượng rất ít so với khối u ác tính. Bệnh nhân ban đầu đa phần đều không có biểu hiện bệnh rõ ràng, một số khác chỉ có biểu hiện đơn giản là đầy hơi, khó tiêu, táo bón nên chủ quan, không khám bệnh kỹ lưỡng nên không phát hiện ra bệnh.
Ngay cả khi bác sỹ kết luận khối u dạ dày của bạn là lành tính thì bạn vẫn cần hết sức chú ý đến việc điều trị bởi tỷ lệ u này chuyển thành ung thư vẫn lên đến 10 đến 20 %.
Khối u ác tính chiếm phần lớn số lượng các bệnh nhân có khối u dạ dày. Đây chính là nguyên nhân hình thành nên ung thư dạ dày. Đa phần các bệnh nhân phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn phát triển mạnh, giai đoạn cuối của bệnh.
Các khối u ác tình hình thành do vi khuẩn Helicobacter Pylori mà chủ yếu ở những người đã có tiền sử hoặc đang bị viêm loét dạ dày nhưng không điều trị triệt để. Một số khác có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày là những người bị bệnh béo phì, đã từng cắt bỏ một phần dạ dày, những người có thói quen ăn mặn, hút thuốc lá hoặc gia đình có người bị bệnh ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày có nhiều triệu chứng nhưng lại hay bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác của đường tiêu hóa như chán ăn, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng… nên khó phát hiện sớm.
Ở giai đoạn sau bệnh có các biểu hiện cụ thể hơn như sụt cân nhanh, đi ngoài ra máu, buồn nôn… và đa phần bệnh nhân phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn này nên việc điều trị bệnh cũng trở nên khó khăn hơn.
Như vậy có nghĩa là u dạ dày không phải là ung thư dạ dày nhưng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư dạ dày. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện khối u, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng sự điều trị của các bác sỹ để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.