Chuyên gia giải đáp: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
261
Với những bệnh nhân viêm loét dạ dày, một chế độ dinh dưỡng góp phần không nhỏ đến khả năng phục hồi bệnh, vậy viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì là tốt nhất?
Chuyên gia khuyên người viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Để trả lời cho câu hỏi viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên bạn nên ăn nhiều tôm cá và các loại thực phẩm chứa nhiều đạm và canxi. Trong tôm cá rất giàu canxi, protein và đặc biệt là kẽm- các chất cần thiết để lành vết loét.
Những món như trứng chiên, sữa nóng, bạn nên duy trì từ 2 – 3 lần/tuần. Bởi nhóm thực phẩm này có tác dụng trung hòa lượng acid dư rất tốt.
Nhiều người cho rằng những loại thực phẩm kích thích tiêu hóa như sữa chua không tốt cho người mắc bệnh viêm loét hành tá tràng. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi sữa chua bổ sung các loại lợi khuẩn có tác dụng làm ức chế vi khuẩn có hại, làm giảm khả năn bám dính của các loại vi khuẩn như Ecoli, vi khuẩn HP– nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày.
Khi các vi khuẩn lên men chua sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, tăng cường miễn dịch tại chỗ, qua đó kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori. Theo cuốn “Chỉ dẫn về thức ăn chữa bệnh” của bác sĩ David Kessler, vi khuẩn lên men chua có thể làm tăng số interferon gamma, giúp hệ miễn dịch đấu tranh chống lại bệnh tật. Điều này khẳng định sữa chua không những không gây hại cho dạ dày mà thậm chí là tốt đối với hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu nhuận tràng: khoai tây, khoai lang. Theo nghiên cứu, bắp cải không chỉ là loại thực phẩm tốt, giàu chất xơ mà còn là loại thực phẩm dành cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Trong bắp cải chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa, đặc biệt vitamin U có trong bắp cải giúp nhanh chóng lành vết loét trên thành dạ dày.
Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày.
Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân không nên nhịn đói, hoặc ăn quá no. Không ăn những đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Không ăn những thức ăn quá khô hoặc quá lỏng
Nên ăn những món ăn mềm, nấu kỹ, thái nhỏ, nghiền nát. Nên luộc, hấp hay cho xào, chiên.
Ăn chậm, nhai kỹ. Ăn xong không nên lao động và làm việc ngay để dạ dày của bạn khỏe mạnh hơn.
Ngoài vấn đề viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì thì cách ăn uống, chế độ sinh hoạt hợp lý giúp cho bệnh tiến triển chậm và nhanh chóng hồi phục hơn.