Skip to main content

Cách phòng tránh nguy cơ bị xung huyết dạ dày

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    287

Xung huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là một biến chứng nguy hiểm ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các ca viêm loét dạ dày nặng. Bệnh không chỉ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ mà còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu tái phát nhiều lần mà không được điều trị kịp thời.

Xung huyết dạ dày là gì?

Xung huyết dạ dày là tình trạng chảy máu trong dạ dày do những tổn thương gây nên như tình trạng viêm hoặc loét dạ dày, hành tá tràng kéo dài và có thể biểu hiện dưới 2 dạng:

  • Chảy máu chậm: gây ra tình trạng chóng mặt, nôn nao, người mệt mỏi, choáng váng và thấy khó thở.
  • Chảy máu cấp tính: gây nôn mửa ra máu tươi hoặc đi ngoài ra phân có màu đen, sệt, hoặc đi ra máu tươi, khó cầm máu.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra xung huyết dạ dày, tuy nhiên có tới trên 90% các trường hợp đều xuất phát từ viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ bị xung huyết dạ dày cần phòng tránh từ nguyên nhân gốc rễ của nó là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Điều trị xung huyết dạ dày như thế nào?

Với các trường hợp đã bị chảy máu dạ dày, cần nhập viện khẩn cấp và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ đó bác sĩ điều trị sẽ đưa ra phác đồ điều trị để tạm thời cầm máu cho dạ dày.

Sau đó, người bệnh sẽ phải điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, phục hồi các thương tổn trong dạ dày bằng các loại thuốc làm liền vết loét, giảm viêm nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn Hp (nếu có) để tránh xung huyết dạ dày có thể tái phát về sau.

Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cũng cần đặc biệt lưu y thay đổi chế độ ăn uống như: ăn đồ mềm, dễ tiêu hoá, tăng bổ sung vitamin và khoáng chất giúp làm lành và bảo vệ dạ dày. Đồng thời với đó là điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, xen kẽ giữa làm việc, học tập là kết hợp nghỉ ngơi, tránh stress, căng thẳng trong thời gian dài, tập luyện thể thao để tăng cường sức khoẻ.

Hạn chế việc lạm dụng kháng sinh sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ xung huyết dạ dày.

Cách phòng tránh nguy cơ bị xung huyết dạ dày

Như đã nói ở trên, để phòng ngừa xung huyết dạ dày, cần phải phòng tránh các tổn thương trong dạ dày cụ thể là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên như:

  • – Phòng tránh nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp): Ăn uống vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn hàng quán vỉa hè. Chọn thực phẩm tươi, sơ chế sạch trước khi chế biến, rửa tay trước và sau khi ăn…
  • – Không lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh: Chỉ dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là đối với các bệnh nhân điều trị các bệnh về xương khớp.
  • – Hạn chế dùng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, các loại nước có gas.
  • – Tránh căng thẳng, áp lực kéo dài bằng cách dành thời gian cho bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp.
  • – Có thói quen ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với bản thân.
  • – Kiểm tra sức khoẻ định kì, khi bị bệnh thì nghiêm túc điều trị dứt điểm theo lời khuyên của bác sĩ.

Ngoài ra khi có dấu hiệu của xung huyết dạ dày bạn cần xác định rõ nguyên nhân để được chữa trị kịp thời ! 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x