Skip to main content

Biết loét hành tá tràng nên ăn gì là tốt những chưa đủ

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    160

Ngoài việc biết loét hành tá tràng nên ăn gì, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến những thức ăn cần kiêng gì. Đây là điều kiện tiên quyết quyết định tình trạng bệnh

Loét hành tá tràng nên ăn gì và kiêng gì

loét hành tá tràng nên ăn gì và kiêng gì

Thực phẩm nên ăn:
 
–  Người loét hành tá tràng nên hướng chế độ ăn theo tiêu chí nương nhẹ chức năng dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, giảm kích thích, để vết thương chóng lành và giảm đau.
–  Tuy nhiên nếu quá quan tâm đến loét hành tá tràng nên ăn gì mà quên đi nguyên tắc của chế độ ăn thì công sức của bạn cũng chỉ như “muối bỏ bể”.
–  Tích cực dùng thức ăn có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày như gạo tẻ, bánh mỳ. Thức ăn phải mềm, được chế biến nhừ, ít có tác dụng cơ giới bằng cách hạn chế thực phẩm có nhiều sợi xơ, không nên để thức ăn nóng quá hay lạnh quá. Ăn những thức ăn giảm tiết dịch vị: chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị; thịt nạc, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị cho nên không ăn quá nhiều thịt, cá, nước dùng thịt. Ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ. Sau khi ăn xong cần có chế độ nghỉ ngơi.
–  Những thức ăn nên dùng: Cháo, cơm, bánh mỳ, các loại khoai luộc chín hoặc nấu nhừ; Thịt nạc, cá hấp, luộc, om; Lá rau non: luộc hoặc nấu canh, quả chín ngọt; Đường, sữa, bánh mứt kẹo, mật ong; Thức uống: nước lọc, nước chè xanh.
 
Thực phẩm nên kiêng:
 
Ngoài vấn đề loét hành tá tràng nên ăn gì thì không thể bỏ qua những thực phẩm cần kiêng như:
–  Thực phẩm có độ axit cao, đồ chua: Bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua (như chanh, cam, bưởi), sữa chua (ăn quá nhiều, ăn lúc đói), vitamin C, giấm, mẻ, tương ớt…;
–  Kiêng uống các đồ uống có vị chua: nước chanh, nước mơ, nước dứa vì chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết loét nặng hơn.
–  Các loại đồ uống có cồn cũng làm tăng nồng độ axít trong dạ dày khiến chỗ viêm loét nặng thêm.
–  Uống nước có gas sẽ sinh khí trong dạ dày, làm phình trướng nên dễ bục dạ dày nếu vết loét nặng.
–  Cần loại bỏ các loại thực phẩm tạo hơi gây đầy bụng trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…
–  Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, càphê đặc, trà…
–  Các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc…
–  Gia vị: giấm ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay, chất thơm… kích thích niêm mạc dạ dày
–  Các loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích)
–  Hạn chế đồ chiên xào, rán, nướng, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.
–  Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, măng, rau cần…), quả xanh sống, Quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
– Những thức ăn sống, lạnh, mất vệ sinh, thức ăn đã biến chất có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày hành tá tràng.
 
 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x