Skip to main content

Bệnh ung thư có di truyền không, có lây nhiễm không?

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    285

Câu hỏi bệnh ung thư có di truyền không? có lây nhiễm không? luôn ám ảnh nhiều người bởi sự sợ hãi, e ngại liệu bản thân có mang đặc tính di truyền của bệnh này?
giải đáp ung thư có di truyền không

Giải đáp ung thư có di truyền không, có lây nhiễm không?

Theo giáo sư Nguyễn Bác Đức, ung thư có tỷ lệ di truyền rất thấp. Bệnh ung thư xuất hiện do tổn thương trong gene của người mắc, nhưng hầu hết những gene này không truyền sang thế hệ con cháu. Tổn thương ở gene gây nên bệnh ung thư có đến 80% xuất phát từ môi trường ngoài. Do đó, bạn có thể an tâm phần nào và không còn bị ám ảnh bởi câu hỏi ung thư có di truyền không nữa.
Một vài loại ung thư thuộc nhóm có khả năng di truyền tương đối cao so với các loại khác là: ung thư đại tràng, ung thư vú, đường ruột,… 
Các nhà khoa học cũng đã khẳng định ung thư không lây lan, không truyền nhiễm. Hiểu điều này chúng ta càng nên quan tâm, giúp đỡ người bệnh, tránh để họ rơi vào tâm trạng tủi thân, mặc cảm do bị cô lập.

Cần làm gì khi phát hiện ung thư

Trước đây, Hiệp hội Quốc tế chống ung thư đã gửi thông điệp “có thể phòng ngừa khoảng 40% số người mắc bệnh ung thư trên toàn cầu”. Không để bệnh nhập vào là cách hiệu quả nhất và lâu dài làm nhẹ gánh ung thư. Đừng quá quan tâm đến vấn đề ung thư có di truyền không mà người bệnh nên thực hiện lối sống lành mạnh. Loại bỏ khói thuốc lá, chú ý cả hút chủ động và thụ động. Tránh uống rượu quá đà, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều, phòng tránh bệnh truyền nhiễm.
Các tế bào ung thư phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ thể nên nó không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, nó chỉ phụ thuộc vào các chế độ điều trị đặc hiệu bệnh ung thư như phẫu thuật, tia xạ hoặc hóa chất…
Một số bệnh nhân kiêng ăn toàn diện mà chuyển sang ăn gạo lứt rất kém dinh dưỡng theo một trường phái của Nhật Bản. Nếu chưa hiểu thật rõ trường phái trên thì không nên theo vì ăn gạo lứt có thể gây thiếu dinh dưỡng cho cơ thể. Một số trường hợp đã phải vào viện cấp cứu vì phương pháp trên, số khác lỡ mất cơ hội điều trị bệnh, sau một thời gian quay lại viện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn, cơ may điều trị khỏi trở nên khó khăn hơn.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư là một điều hợp lý giúp tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất và đúng giờ giúp bệnh nhân giảm thiểu những bất lợi do tác dụng phụ của thuốc và bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn.
 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x