Bao nhiêu người hiểu về bệnh loét hành tá tràng?
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
290
Nội dung bài viết
Toggle
Bệnh loét hành tá tràng là bệnh lí quá quen thuộc và phổ biến tuy nhiên lại rất ít người hiểu đúng và rõ về bệnh. Hãy cùng tìm hiểu nhưng thông tin sau đây:
Cơ chế gây bệnh loét hành tá tràng
Tá tràng là đoạn đầu tiên của ruột non, giáp với dạ dày được chia làm 4 phần: tá tràng ngang, tá tràng lên, tá tràng xuống và tá tràng trên. Hành tá tràng là 1 phần của tá tràng trên tức là đoạn đầu tiên của tá tràng nối liền với môn vị.
Tá tràng có một số cơ chế để chống lại nồng độ acid cao từ dạ dày tác động vào nó. Hai cơ chế quan trọng nhất là lớp nhầy trên bề mặt tá tràng và các chết kiềm hóa, nước túi mật và tuyến tụy. Ngoài ra các lớp niêm mạc tá tràng cũng có thể nhanh chóng tái tạo để tự chữa lành các vùng tổn thương.
Bệnh loét hành tá tràng xảy ra khi tăng tiết acid dạ dày, khiến lượng acid chuyển xuống tá tràng quá nhiều. Sự rỗng dạ dày xảy ra nhanh, cũng làm tăng lượng acid chuyển xuống tá tràng. Cơ chế bảo vệ của tá tràng bị tổn hại hoặc suy yếu không thể đối phó với yếu tố tấn công.
Loét hành tá tràng là hiện tượng hành tá tràng bị biến dạng, do ổ loét đã liền sẹo cách môn vị 1- 2cm ở thành trước hoặc thành sau, ít khi ở thành bên. Các giai đoạn của ổ loét giống như trong dạ dày, ổ loét cấp tính có bờ phù nền xung huyết mạnh.
Triệu chứng của bệnh loét hành tá tràng và khi nào thì cần đến bệnh viện?
Các dấu hiệu của bệnh loét hành tá tràng giống như: đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn, ợ hơi, ợ nóng. Tuy nhiên khi thấy 1 trong những dấu hiệu chất nôn có màu cà phê, phân đen, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, chúng tôi khuyện bạn nên tới ngay cơ sở y tế gần nhất gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp kịp thời.
Các trường hợp loét hành tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Đặc biệt là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa.
Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi thối rất đặc biệt như “mùi cóc chết”. Và tất nhiên, các vị trí loét khác của dạ dày cũng có thể bị biến chứng chảy máu. Nhiều bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ dẫn đến gây sốc và có thể tử vong.
Nhận thông báo
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments