Vi khuẩn Hp – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
-
Ngày đăng:
17/10/2022 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
584
Nội dung bài viết
ToggleVi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) được xem là một trong những yếu tố chính gây nên nhiều vấn đề về dạ dày. Vi khuẩn HP phát triển lặng lẽ, khó phát hiện, phát triển âm thầm gây nên các cơn đau dạ dày. Vậy nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP? Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP là gì? Helicobacter Pylori lây qua đường nào, có nguy hiểm không? Hãy cùng CumarGold tìm hiểu về vi khuẩn H.pylori tìm hiểu ngay nhé!
1. Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP (Tên tiếng anh là Helicobacter pylori, trước đây có tên là Campylobacter pylori) là một loại vi khuẩn gram âm, có hình dạng xoắn, chủ yếu tồn tại và hoạt động trong dạ dày của con người. Vi khuẩn HP gây ảnh hưởng đến dạ dày bởi trong quá trình tồn tại, chúng không ngừng tiết ra enzym Urease để thích nghi được với môi trường axit trong dạ dày. Đặc điểm sinh học này giúp vi khuẩn HP có thể khiến lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày bị mỏng đi, làm thành dạ dày không được bảo vệ đầy đủ và phải tiếp xúc với axit dịch vị, dẫn tới việc dạ dày bị ăn mòn, tổn thương và viêm loét.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất các hiệp hội nhân quả giữa H. pylori và một loạt các bệnh khác (ví dụ như vô căn huyết giảm tiểu cầu ban xuất huyết, thiếu máu thiếu sắt, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer, bệnh đa xơ cứng , bệnh động mạch vành, viêm nha chu, bệnh Parkinson, Hội chứng Guillain mật Barré, bệnh hồng ban, bệnh vẩy nến,…
Một số nghiên cứu cho thấy H. pylori đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái dạ dày tự nhiên. Các nghiên cứu khác cho thấy các chủng H. pylori không gây bệnh có thể có lợi. Ví dụ, bằng cách bình thường hóa bài tiết axit dạ dày, có thể đóng vai trò trong việc điều chỉnh sự thèm ăn, vì sự hiện diện của vi khuẩn trong dạ dày trong một sự giảm liên tục nhưng có thể đảo ngược về mức độ ghrelin , một loại hormone làm tăng sự thèm ăn.
Như ở trên đã nói, nếu sự gia tăng vi khuẩn HP quá nhiều sẽ gây ra rất nhiều bệnh lý về dạ dày: Viêm loét dạ dày, viêm hang vị, thậm chí là ung thư dạ dày. Do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, nên hiện nay tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP quá mức đã giảm. Ví dụ tại Hoa Kỳ, tỷ lệ nhiễm H. pylori , được phát hiện bằng nội soi trên dân số giới thiệu, đã giảm từ 65,8% xuống còn 6,8%.
2. Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP
Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến việc bị nhiễm khuẩn HP.
2.1 Có thành viên trong gia đình nhiễm HP
Ăn uống hoặc dùng chung các dụng cụ sinh hoạt với người bị nhiễm Helicobacter Pylori trong gia đình có thể khiến vi khuẩn HP lây lan nhanh chóng, bởi loại vi khuẩn này tồn tại nhiều trong nước bọt và chất thải của người nhiễm.
2.2 Nơi ở tập trung đông người
Nơi ở tập trung đông người chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh. Khi ở nơi đông người, chúng ta sẽ không tránh khỏi những tiếp xúc trong sinh hoạt, giao tiếp: Lây qua đường nước bọt (khi nói chuyện), dùng chung cốc, bát, đi chung nhà vệ sinh,…
2.3 Điều kiện vệ sinh kém
Vi khuẩn HP có thể tồn tại trong môi trường xung quanh chúng ta và trong các vật nuôi (chó, mèo). Nếu nơi ở không được đảm bảo làm vệ sinh tốt có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn HP sinh sôi, phát triển và xâm nhập khi có điều kiện thuận lợi.
3. Dấu hiệu khi bị nhiễm vi khuẩn HP
Có tới 90% người nhiễm H. pylori không gặp bất kỳ triệu chứng hoặc biến chứng nào. Tuy nhiên, những người bị nhiễm H. pylori có nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày từ 10% đến 20%.
Làm thế nào để nhận biết được mình bị nhiễm vi khuẩn HP là rất quan trọng bởi việc nhận ra các dấu hiệu bị nhiễm khuẩn HP càng sớm càng tốt để có thể kịp thời phòng tránh và điều trị. Cùng tìm hiểu các triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn HP dưới đây:
3.1 Đau bụng
Khi bị nhiễm khuẩn HP thường bị đau bụng vùng thượng vị. Cơn đau sẽ tăng lên khi đói bụng và sau khi ăn hoặc có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi kể cả lúc dạ dày rỗng. Đây là triệu chứng thường xảy ra lúc đói, trước khi đi ngủ và sau khi ăn.
3.2 Ợ nóng
Ợ nóng là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn HP. Cảm giác này sẽ kèm theo cảm giác đau rát từ bụng đến cổ rất khó chịu.
3.3 Hôi miệng
Nếu bị hôi miệng dù đã đánh răng và súc miệng thường xuyên thì có khả năng bạn đã bị nhiễm khuẩn HP. Dạ dày bị nhiễm khuẩn, viêm loét sẽ sinh khí ga, thoát qua miệng gây mùi khó chịu.
3.4 Buồn nôn
Nếu bạn đang kiểm soát tốt nguồn thực phẩm sử dụng hằng ngày đảm bảo chất lượng nhưng cơ thể vẫn xuất hiện triệu chứng nôn mửa thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang nhiễm vi khuẩn HP.
3.5 Đau dạ dày
Nhiễm vi khuẩn HP lâu ngày sẽ gây ra tình trạng đau dạ dày, vùng bụng trên xuất hiện cảm giác bỏng rát, đau, nóng khi đói bụng cùng cảm giác buồn nôn, chán ăn, sụt cân, chán ăn,… đều là những triệu chứng thường gặp khi cơ thể đang bị nhiễm vi khuẩn HP.
3.6 Rối loạn tiêu hoá
Khi bị nhiễm khuẩn HP có thể bị táo bón khi Helicobacter Pylori làm ngưng trệ quá trình sản xuất axit dạ dày để tiêu hoá hoặc là có thể bị tiêu chảy khi lượng nước dư thừa được bài tiết vào ruột.
4. Vi khuẩn HP có lây không?
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn hoàn toàn có khả năng lây lan từ người nhiễm sang người lành. 3 con đường lây lan chính của vi khuẩn HP như sau:
- Đường miệng – miệng: Những tiếp xúc đường miệng – miệng với người bị nhiễm H.pylori có thể truyền nhiễm cho đối phương thông qua nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa chứa vi khuẩn HP.
- Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP có trong chất thải được xem là nguồn lây nhiễm nhanh chóng bởi thói quen sinh hoạt hoặc ăn uống không vệ sinh cẩn thận, không ăn chín uống sôi hoặc do người chế biến không giữ vệ sinh tay đúng cách.
- Đường dạ dày – dạ dày: Khi nội soi tác các cơ sở y tế, các dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch, khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người bệnh này sang người bệnh khác.
- Đường dạ dày – miệng: khi bị ợ chua hoặc trào ngược dạ dày, người có vi khuẩn HP có thể đẩy khuẩn HP lên trên miệng cùng với dịch dạ dày
5. Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Có đến 80% người bị nhiễm vi khuẩn HP nhưng vẫn không xuất hiện những biểu hiện nguy hiểm nào. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này lại là nguyên nhân của nhiều căn bệnh tiêu hóa nguy hiểm, tiêu biểu có thể kể ra như sau:
-
- Viêm dạ dày: Vi khuẩn HP sinh trưởng trong môi trường axit của dạ dày. Chúng có thể sống và phát triển ngay tại lớp nhầy của bề mặt niêm mạc dạ dày, lâu ngày sẽ khiến cho dạ dày bị viêm mà không gây ra triệu chứng nổi bật nào.
- Loét dạ dày, tá tràng: Sau một thời gian dài cư trú dưới lớp nhầy của dạ dày và thường xuyên tiết ra nhiều độc tố như urease, cytokine… vi khuẩn H.pylori sẽ làm dạ dày mất đi lớp nhầy bảo vệ, tạo điều kiện cho axit tấn công dạ dày. Từ đó thì các vết loét ở dạ dày cũng như tá tràng sẽ hình thành.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày: Quá trình kích thích của vi khuẩn làm các tế bào tuyến ở niêm mạc dạ dày mất đi dần, thay vào đó là các tế niêm mạc biểu mô ruột (chuyển sản ruột). Khi niêm mạc dạ dày không còn tế bào tuyến để tiết axit, dịch vị dạ dày… thì cơ thể sẽ gặp tình trạng đầy bụng khó tiêu, nuốt khó…. Dần dà thì việc loại sản tế bào cũng có thể gây ra nguy cơ ung thư dạ dày.
6. Cách điều trị vi khuẩn HP
Để điều trị vi khuẩn HP, người bệnh sẽ cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị bác sĩ kê đơn, đồng thời cần có một chế độ ăn uống hợp lý.
6.1. Phương pháp Tây y
Người bị nhiễm Helicobacter Pylori có thể điều trị loại vi khuẩn này bằng các nhóm thuốc kháng sinh. Thông thường khi đi khám vi khuẩn Hp thì thời gian của mỗi phác đồ điều trị vi khuẩn H.pylori là từ 7 đến 14 ngày tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng khác nhau của người bệnh.
Cụ thể thì người bệnh có thể dùng kháng sinh Amoxicillin, kháng sinh Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol, Levofloxacin, Tetracycline, Bismuth subcitrate… Ngoài ra người bệnh có thể dùng thuốc ức chế axit dạ dày và các chế phẩm hỗ trợ điều trị như thảo dược, kháng thể OvalgenHP…
Bạn có thể xem chi tiết hơn về phương pháp điều trị vi khuẩn HP tại đây:
6.2 Phương pháp đông y
Ngoài việc điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Tây, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng thêm một số bài thuốc Đông Y để trị bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên các bài thuốc này chưa được nghiên cứu và chứng minh khoa học vì vậy trước khi sử dụng thì các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ.
Một số bài thuốc chữa vi khuẩn HP dân gian được khuyên dùng có thể kể tới: bài thuốc bằng chè dây, bài thuốc dùng hoàng liên tiêu, dạ cẩm, lá khôi tía,…
6.3 Chế độ ăn uống giúp điều trị bệnh
Phương pháp chữa và phòng ngừa khi bị nhiễm vi khuẩn HP là gì? Bên cạnh việc kết hợp các loại thuốc, người bị nhiễm vi khuẩn HP cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp điều trị khuẩn HP
Người bị nhiễm khuẩn HP nên ăn gì?
- Nhóm thực phẩm hút axit trong đạ dày: Những loại thực phẩm này giúp làm giảm lượng axit có trong dạ dày từ đó hạn chế các tổn thương do axit gây ra. Các thực phẩm trong nhóm này bao gồm: gạo nếp, bột sắn…
- Nhóm thực phẩm giúp trung hoà axit: Các loại thực phẩm như trứng hấp, sữa nóng… giúp trung hoà axit trong dạ dày
- Thực phẩm giúp chữa lành vết loét: bắp cải, củ cải, các loại rau xanh
Người nhiễm vi khuẩn HP không nên ăn gì?
- Người bị nhiễm khuẩn HP nên hạn chế các đồ ăn thô cứng
- Các loại bia rượu, thuốc lá
- Đồ uống có ga
7. Cách phòng ngừa bị nhiễm vi khuẩn HP
Để tránh nhiễm khuẩn HP, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa đơn giản như sau:
- Có chế độ ăn uống đúng giờ giấc, hạn chế uống rượu bia, các loại thức ăn chua có tính axit cao, không ăn no trước giờ đi ngủ. Ngoài ra, ta cũng nên giữ cuộc sống tránh những áp lực, tránh lo âu mệt mỏi, nên tìm cách để giải tỏa âu lo và áp lực một cách lành mạnh…
- Cần ăn uống hợp vệ sinh để tránh bị vi khuẩn HP thâm nhập vào nguồn thức ăn. Sử dụng nước sạch, không dùng nguồn nước bị nhiễm bẩn vì có nguy cơ nhiễm HP cao.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nhà bếp và tắm rửa, giữ vệ sinh chung cho thú cưng trong gia đình.
- Không sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt hoặc ăn chung bát đũa với những người bị nhiễm HP hoặc người đang điều trị vi khuẩn H.pylori để tránh nguy cơ lây nhiễm.
- Thường xuyên tầm soát bệnh theo định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.
8. CumarGold New – Giải pháp ức chế 65 chủng vi khuẩn HP, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Vi khuẩn HP được biết đến là tác nhân chính gây ra viêm loét và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm Hp sẽ mắc bệnh dạ dày bởi vi khuẩn này chỉ gây hại khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Hơn nữa, Hp rất khó tiêu diệt tận gốc vì tình trạng kháng thuốc và tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng. Do đó, trong điều trị bệnh dạ dày có khuẩn Hp, nguyên tắc quan trọng nhất là làm lành vết viêm-trợt-loét và ức chế vi khuẩn hoạt động là đủ. May mắn thay, một giải pháp hoàn toàn từ thảo dược có thể đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí này, vừa an toàn và hiệu quả mang tên CumarGold New – Nano Curcumin số 1 cho bệnh dạ dày, vi khuẩn HP có hơn 1,5 triệu người tin dùng trong gần 10 năm qua.
Các đơn vị uy tín như Đại học Quốc gia Hà Nội, Bệnh viện 103, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu và chứng nhận về tính hiệu quả, độ an toàn của Nano Curcumin trong CumarGold New. Cụ thể:
- Chứng nhận hiệu quả gấp 40 LẦN phương pháp thông thường tại Bệnh viện 103.
- Chứng nhận độ hấp thu và phát huy hiệu quả trên 95%, không gây độc khi sử dụng liều cao hay dùng trong thời gian dài tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nano Curcumin trong CumarGold New được Viện Hàn Lâm chứng minh có thể ức chế 65 chủng vi khuẩn HP.
- Được Bộ y tế xác nhận về hiệu quả giảm đau nhanh, làm lành và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Giảm nhanh các triệu chứng đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua,…
- Không gây tác dụng phụ, an toàn với trẻ em 2 tuổi trở lên và phụ nữ sau sinh
- Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh viện 115, Bệnh viện Đại học Y Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Nông nghiệp… đánh giá cao và khuyến khích sử dụng
Với hiệu quả đã được khẳng định trong nhiều năm, CumarGold New vinh dự đạt được các giải thưởng uy tín như: Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng, Top 10 thương hiệu Việt Nam Tin dùng…
Gần một thập kỷ gắn bó với người bệnh dạ dày trên khắp cả nước, CumarGold New đã và đang trở thành một lựa chọn đáng tin cậy, yêu thích tuyệt đối trước vô vàn các sản phẩm khác. Hãy sử dụng CumarGold New như cách mà 1,5 triệu người đã vượt qua bệnh dạ dày thành công, không lo tái phát.
Đến ngay nhà thuốc gần nhất để được dược sĩ chuyên môn tư vấn và mua sản phẩm chính hãng! |