Những loại thuốc gây mất sữa và chữa mất sữa mà mẹ sau sinh nên biết
-
Ngày đăng:
20/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
71
Nội dung bài viết
ToggleNgoài chế độ ăn uống, sử dụng thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây mất sữa ở các bà mẹ sau sinh. Do đó, thuốc mất sữa và chữa mất sữa là một trong những thông tin mà các mẹ sau sinh cần biết. Việc sử dụng đúng thuốc sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh, đồng thời đảm bảo được nguồn sữa luôn về tràn trề, chất lượng tốt.
1. Các loại thuốc chữa mất sữa mẹ
Mẹ bỉm bị ít sữa và mất sữa là trường hợp đang diễn ra phổ biến hiện nay. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc uống ít nước, bé ít bú, sử dụng thuốc mất sữa, ăn uống không đủ chất, nghỉ ngơi không đủ…
Bên cạnh việc massage, cho con ti thường xuyên…, bạn hãy có thể cân nhắc dùng các viên uống trị mất sữa để gọi sữa về nhanh chóng, hiệu quả.
1.1. Thuốc tây chữa mất sữa
Hiện nay, vẫn chưa có một loại thuốc tây nào có tác dụng chữa mất sữa. Thay vào đó, thuốc nam và những sản phẩm lợi sữa nguồn gốc thảo dược lại khá đa dạng. Tuỳ vào mức độ và khả năng tài chính của từng người mà bạn có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp.
1.2. Thuốc nam chữa mất sữa
Từ xa xưa, ông bà ta đã lưu truyền các loại thuốc nam có công dụng trị mất sữa và vẫn còn được ứng dụng cho đến ngày nay. Một số vị thuốc quý giúp xử lý tình trạng này gồm:
- Đinh lăng: Theo nghiên cứu, thành phần trong đinh lăng gồm saponin, alcaloid, glycosid… có khả năng kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn. Do đó, khi uống lá đinh lăng sẽ giúp sản phụ chữa được tắc sữa và mất sữa hiệu quả.
- Thông thảo: Loại cây này chứa acid galacturonic, inositol, lactose… không chỉ giúp chữa sốt khát nước mà còn có tác dụng lợi sữa. Bài thuốc chữa mất sữa gồm 8g thông thảo, 1 đôi móng heo, 6g xuyên khung, 4g cam thảo, 8g xuyên sơn giáp sắc lẫn với nhau và dùng 1 – 2 lần/ngày.
- Chè vằng: Do chứa glycosid đắng nên chè vằng có tác dụng lợi sữa. Chất này còn giúp mẹ bỉm cảm thấy ngon miệng hơn. Ăn uống đầy đủ và bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cũng giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.
- Bồ công anh: Theo tây y, bồ công anh có chứa đến 17 loại axit amin, sắt. Những chất này đều rất tốt cho mẹ bỉm, không chỉ hồi phục sức khỏe nhanh mà nó còn giúp giảm viêm sưng vú, chữa tắc tia và mất sữa.
2. Các loại thuốc mất sữa mẹ mà các chị em sau sinh nên tránh
Bên cạnh thuốc chữa, cũng có nhiều loại thuốc làm mất sữa mẹ. Dù mất sữa hoặc nguồn sữa vẫn đều nhưng chị em sau sinh nếu uống thuốc không đúng đều sẽ tác động xấu tới sự bài tiết sữa mẹ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng sữa tiết ra. Do đó, bạn nên cẩn thận với những loại thuốc khiến mẹ dễ bị mất sữa sau đây:
2.1 Thuốc kháng sinh, dị ứng
Kháng sinh, dị ứng là những loại thuốc nằm trong danh sách đầu bảng các thuốc có thể gây mất sữa cho mẹ sau sinh. Ví dụ như:
- Thuốc chữa dị ứng cyproheptadin. Ngoài các tác dụng phụ phổ biến như gây khô miệng, táo bón, rối loạn tiêu hoá… thuốc cyproheptadin còn dễ gây mất sữa.
- Các thuốc kháng sinh chloramphenicol, vancomycin, metronidazole, tetracycline, teicoplanin, nitrofurantoin, doxycycline, minocycline… đều làm ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng sữa. Bên cạnh đó, thuốc còn gây hại tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
- Pseudoephedrine là hoạt chất giúp giảm phù nề, niêm mạc mũi…. Tuy nhiên, chất này cũng khiến hoạt động sản xuất sữa của mẹ bỉm bị đình trệ.
2.2 Thuốc chứa dẫn xuất Ergot
Các loại thuốc chứa dẫn xuất Ergot dùng để điều trị bệnh Parkinson, u tuyến vú, khối u tuyến yên có thể làm tăng tiết hormone prolactin. Tuy nhiên, về bản chất thì các loại thuốc có chứa dẫn xuất ergot lại gây ức chế hoạt động của chất prolactin.
Trong đó, prolactin là hormone chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất sữa, nó kích thích, biến đổi tế bào tuyến sữa thành các tế bào sữa. Do đó, nếu mẹ uống thuốc này sẽ gây mất sữa.
2.3 Thuốc thay đổi nội tiết
Việc dùng các thuốc tránh thai chứa estrogen hay ảnh hưởng đến hormone như Marvelon, Cyclo, Progynova… khiến hoạt động sản xuất sữa của phụ nữ sau sinh bị ức chế. Vì thế, mẹ bỉm đang nuôi con bằng sữa nên tránh dùng loại thuốc này.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các mẹ đã nắm rõ loại thuốc mất sữa và thuốc kích lại sữa. Nếu cần dùng đến thuốc, hãy tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng đến nguồn sữa.