Mẹ ít sữa sau sinh – Nỗi lo không chỉ riêng ai, làm sao để khắc phục?
-
Ngày đăng:
11/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
63
Nội dung bài viết
ToggleVới các mẹ sau khi sinh con, những nội dung được trao đổi nhiều nhất có lẽ là sữa mẹ. Bởi ít sữa, sữa mẹ đang nhiều tự nhiên ít đi, lúc nhiều lúc ít hoặc đột ngột mất sữa chính là nỗi lo đáng sợ nhất mà không mẹ nào mong sẽ xảy ra với bản thân. Vậy vì sao sữa mẹ ngày càng ít sữa đi? nguyên nhân gây ít sữa và cách khắc phục là gì? Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề ít sữa sau sinh mà mẹ bỉm nào cũng quan tâm.
1. Những dấu hiệu mẹ ít sữa sau sinh, mẹ bỉm đừng chủ quan
Tình trạng không có sữa về sau khi sinh dễ nhận biết, nhưng việc đang có sữa mà dần dần ít sữa rồi đột ngột mất sữa thì lại là một quá trình. Vì vậy, sản phụ sau sinh nên biết được những biểu hiện ít sữa, tắc sữa để có biện pháp điều trị phù hợp.
Thông thường 3 ngày sau khi sinh bé là mẹ sẽ có sữa, nhưng nếu sau 3 ngày mà ngực không căng tức hay mẹ cố nặn mà không thấy có tia sữa, bé quấy khóc do bú không đủ no, biểu hiện ở việc một ngày bé đi tiểu dưới 6 lần… thì mẹ cần nghiêm túc kiểm tra về nguồn sữa.
Ngoài ra mẹ cũng nên để ý đến tình trạng sức khỏe, biểu hiện cơ thể để có thể lường trước các vấn đề. Trong đó, quan trọng nhất chính là khả năng bị tắc sữa, viêm tuyến sữa… cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây ít sữa, sữa ít dần và mất sữa mà các mẹ bỉm cần lưu ý
Tất cả các vấn đề liên quan đến sữa mẹ đều sẽ có nguyên nhân cụ thể. Vì vậy để tránh được tình trạng ít sữa, mất sữa thì cần lưu ý một số điều sau đây:
- Mắc một số bệnh lý ở tuyến vú, như: áp xe vú, viêm tuyến vú hoặc đã từng thực hiện phẫu thuật tại vùng ngực.
- Dinh dưỡng không cân bằng. Có nhiều sản phụ chưa biết cách bổ sung dưỡng chất sau sinh hợp lý hoặc bổ sung quá đà. Trong đó, không ít sản phụ áp dụng các phương pháp dân gian một cách thái quá như: ăn nhiều móng giò, gà hầm… hoặc các món khó tiêu. Tuy nhiên, việc ăn uống quá mức không giúp tăng lượng sữa mà còn khiến mẹ dễ tăng cân hơn.
- Tâm lý: Bởi sức khỏe tinh thần cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc sản xuất và cung cấp sữa cho con. Do đó, nếu tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, stress sau sinh mẹ sẽ rất dễ bị ít sữa hoặc mất sữa.
3. Mẹ ít sữa, mất sữa cho con bú áp dụng ngay 3 biện pháp đơn giản sau
Muốn khắc phục tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh thì trước hết phải xác định được nguyên nhân và loại bỏ chúng. Dưới đây là 3 cách đơn giản để mẹ bỉm có thể tham khảo nếu gặp phải tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh:
3.1 Cho trẻ bú mẹ trực tiếp nhiều hơn
Khi bé bú, đầu ti mẹ được massage sẽ kích thích cơ thể tăng sản xuất prolactin – hormone chính chịu trách nhiệm cho việc tạo sữa. Vì thế, cho con bú càng nhiều cũng là cách để thúc đẩy tuyến sữa hoạt động ổn định. Thời khóa biểu cho mỗi lần bú mẹ của bé cách nhau từ 2 – 3 giờ sẽ là tốt nhất.
Ngay cả khi bé đang ngủ những giấc dài, mẹ cũng cần đánh thức cho con bú đúng cữ. Mỗi lần cho con bú, mẹ nên để da tiếp xúc da, bởi cử chỉ âu yếm với con sẽ khiến bộ não của mẹ chỉ đạo kích thích phản xạ và cơ chế sản sinh sữa.
3.2 Kích sữa bằng máy hút sữa
Việc kích sữa cũng rất quan trọng khi mẹ gặp tình trạng ít sữa hoặc mất sữa. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú trực tiếp cả ngày hoặc đang rèn cho bé sử dụng bình sữa, mẹ vẫn nên thực hiện hút sữa. Mỗi cữ hút sữa không nên quá 30 phút và cách nhau từ 2 đến 3 giờ không kể ngày đêm.
3.3 Massage ngực để kích thích sữa về
Với cách thực hiện đơn giản, hoàn toàn tự làm được mỗi ngày, các mẹ bỉm sẽ tiến hành massage nhẹ nhàng bầu ngực trong vòng 2 phút theo chiều kim đồng hồ. Massage bầu ngực không chỉ giúp kích sữa cho mẹ bị ít sữa, mất sữa mà còn góp phần ngăn ngừa ung thư vú, hỗ trợ các vấn đề liên quan như tắc tia sữa, u vú, áp xe vú.
4. Những câu hỏi thường gặp khi gặp tình trạng mẹ ít sữa sau sinh
4.1 Sữa đang nhiều tự dưng ít do đâu?
Tự dưng ít sữa hoặc mất sữa sẽ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng một trong số đó cần lưu ý chính là việc mẹ ăn những thực phẩm có thể gây mất sữa như: lá lốt; bắp cải; bạc hà; măng; đồ uống có chứa chất kích thích….
4.2 Bé bú ít, mẹ có mất sữa không?
Việc bé bú ít hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng mẹ sẽ dần dần ít sữa, sau đó mất sữa. Bởi việc em bé bú mẹ đều đặn, hết cữ chính là một cách để kích thích tuyến vú sản xuất sữa.
4.3 Bé bú lâu có phải do mẹ ít sữa?
Thực tế bé bú lâu không phải là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa. Tuy nhiên, nếu bé bú lâu mà vẫn quấy khóc, số bỉm dưới 6 lần/ ngày thì có thể sữa mẹ đã bị ít đi. Lúc này, mẹ cần nhanh chóng xem xét nguyên nhân chính xác bị ít sữa từ khi nào để khắc phục sớm.
4.4 Mẹ ít sữa con không tăng cân có nên dặm thêm sữa ngoài?
Việc mẹ ít sữa khó có thể đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất cho con. Do đó, để cải thiện và đảm bảo dinh dưỡng mẹ nên bổ sung sữa công thức cho con. Nếu con chậm tăng cân dài ngày thì ngoài việc dặm thêm sữa ngoài, mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra và nghe tư vấn cụ thể.
4.5 Ít sữa có bị tắc tia sữa không?
Ít sữa cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa. Bởi nếu ít hút sữa hoặc hút không hết lượng sữa trong bầu ngực có thể gây ra tình trạng tắc tia sữa.
Thay vì tìm cách điều trị ít sữa sau sinh, mẹ hãy phòng tránh ít sữa ngay từ khi mang bầu bằng việc thay đổi chế độ ăn, tránh xa những thực phẩm gây ít sữa sau sinh và sinh hoạt điều độ. Nếu tình trạng ít sữa không được cải thiện, mẹ bỉm nên đến các cơ sở y tế và tham khảo ý kiến bác sĩ để xử lý sớm.