Mất sữa sau sinh đột ngột: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục
-
Ngày đăng:
21/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
56
Nội dung bài viết
ToggleMất sữa sau sinh đột ngột là tình trạng mà nhiều sản phụ phải “đối mặt” hiện nay. Đây là điều mà không mẹ bỉm nào mong muốn, nhất là với ai đang muốn nuôi con 100% bằng sữa mẹ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu mất sữa sau sinh là gì? Làm thế nào để khắc phục?
1. Dấu hiệu mẹ mất sữa sau sinh
Mất sữa sau sinh khiến cho nhiều sản phụ hoang mang, lo lắng vì không cung cấp đủ lượng sữa mà con cần. Những biểu hiện dưới đây sẽ mô tả rõ hơn cho tình trạng này:
1.1. Sữa tiết ra ít, không có sữa
Dấu hiệu mất sữa đầu tiên mà các mẹ bỉm dễ nhận biết nhất chính là mất sữa. Thông thường, sữa vẫn tiết ra với một lượng nhất định nhưng sau đó đột ngột ít đi hoặc thậm chí không có, dù mẹ đã cố vắt, hút sữa.
1.2. Sữa có màu nhạt hoặc trong
Khi vừa mới sinh, sản phụ thường chưa tiết nhiều sữa. Lúc này, núm vú mới chỉ tạo ra ít sữa, gọi là sữa non có màu trong và loãng như nước. Sau 3 – 4 ngày, sữa mẹ bắt đầu về nhiều hơn, trắng đục chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy sữa không tăng lên nhiều sau khi sinh và có màu nhạt, trong thì khả năng mất sữa sẽ rất cao.
1.3. Bầu vú mềm, nhỏ
Khi tuyến sữa hoạt động, nó sẽ làm cho bầu vú căng lên, to ra. Do đó, bầu vú không còn căng, bị xẹp và mềm nhão cũng là triệu chứng báo hiệu mẹ bỉm không còn tiết sữa.
1.4. Sữa không thông, ngực đau tức
Sữa mẹ được sản sinh, tiết ra nhờ nang sữa, tiếp đó sẽ theo tuyến sữa tới bầu vú. Nếu ống dẫn sữa bị bít lại sẽ khiến cho sữa bị ứ đọng ở ống dẫn làm sữa không chảy ra được. Do đó, dấu hiệu mất sữa tiếp theo chính là vùng ngực sườn bị đầy chướng, thậm chí làm cho mẹ không muốn ăn, phát sốt, bực bội, cảm thấy khó chịu.
2. Vì sao mẹ bị mất sữa đột ngột?
Khi có những dấu hiệu mất sữa, mẹ bỉm nên nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây mất sữa để có thể khắc phục. Thông thường, nguyên nhân gây mất sữa khi đang cho con bú chủ yếu mà mẹ bỉm có thể gặp gồm có:
2.1. Tinh thần, chế độ sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi có vai trò rất quan trọng và quyết định tới quá trình sản xuất sữa của người mẹ. Nếu ăn phải thực phẩm gây mất sữa, ăn kiêng hoặc cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất sẽ khiến sản phụ dễ bị mất sữa. Bên cạnh đó, mẹ nghỉ ngơi ít, tâm lý căng thẳng, mệt mỏi… cũng gây ra tình trạng này.
2.2. Ảnh hưởng từ thuốc
Ở những sản phụ sinh non hoặc sinh mổ, việc dùng một số loại thuốc như kháng sinh, chống viêm… với mục đích phòng tránh nhiễm khuẩn là điều bắt buộc. Tuy nhiên, những thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là mất sữa cho mẹ.
Ngoài ra, mẹ mắc các bệnh liên quan tới tuyến vú như viêm tuyến vú, u tuyến giáp, tắc tia sữa… cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa. Đồng thời, dùng thuốc khiến hormone ở trong cơ thể bị ảnh hưởng cũng khiến mẹ dễ mất sữa.
2.3. Mẹ ít kinh nghiệm
Có thể nhiều sản phụ chưa biết, cho con ti không đúng cách, uống sữa công thức hoặc dùng ti giả sớm đều khiến sữa chảy ra ít hơn. Khi bé bú ít mà mẹ không chịu hút sữa, tuyến sữa sẽ hoạt động ít dần, từ đó dẫn đến việc tắc tia sữa.
3. Mẹ tự nhiên mất sữa phải làm thế nào?
Tùy vào cơ địa từng người mà thời gian gọi sữa về của mỗi người sẽ khác nhau. Do đó, mẹ cần kiên trì thực hiện mỗi ngày mới giúp cải thiện dần dần.
3.1. Bổ sung chất dinh dưỡng
Dù chưa mất sữa, mẹ sau sinh cũng nên ăn uống đầy đủ, nạp nhiều chất dinh dưỡng để sức khỏe nhanh chóng hồi phục. Từ đó tăng tiết sữa nhiều và có chất lượng tốt hơn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bỉm nên bổ sung đa dạng thực phẩm với đầy đủ các nhóm chất sau:
- Nhóm bột đường: Củ cải, ngô, khoai, đậu…
- Nhóm chất đạm: Trứng, cá, thịt, sữa…
- Nhóm vitamin và khoáng chất: Cà rốt, đu đủ, các loại xanh thẫm, hoa quả….
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần uống nhiều nước khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày. Ngoài nước lọc, mẹ có thể uống nước ép hoa quả, súp, canh, sữa…
3.2. Massage ngực
Đang cho con bú tự nhiên mất sữa hay sữa đang dồi dào, mẹ vẫn nên massage ngực nhẹ nhàng. Biện pháp này không chỉ giúp thư giãn mà còn kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn. Khi massage, chị em dùng một tay nâng ngực, tay còn lại là xoa bầu vú theo chiều kim đồng hồ trong thời gian 20 – 30 phút trước khi cho con ti hoặc hút sữa.
3.3. Chườm ngực
Ngoài massage, chườm nóng cũng có tác dụng kích thích tuyến sữa sản sinh sữa. Bạn dùng khăn mềm thấm qua nước ấm hoặc nướng củ hành xong cho vào trong khăn chườm nhẹ quanh bầu ngực. Nếu mẹ bị mất sữa đột ngột thì hãy thử ngay phương pháp này, vừa đơn giản vừa giúp gọi sữa về.
3.4. Cho bé ti đúng, đủ cữ
Sau sinh bị mất sữa phải làm sao? Đó là hãy cho con ti nhiều hơn, kể cả khi bạn đang không có sữa. Động tác ti của bé sẽ giúp cơ thể mẹ phản xạ, từ đó kích thích tiết ra sữa. Do đó, mẹ hãy đảm bảo cho con bú đúng và đủ cữ để có thể lấy lại sữa dễ dàng. Nếu con không chịu bú, mẹ có thể dùng máy hút sữa để thay thế.
Ngoài những cách trên, mẹ cũng cần giữ cho mình tinh thần thoải mái, vui vẻ và nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này sẽ giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh, tiết sữa lại hiệu quả.
4. Các câu hỏi thường gặp về mất sữa sau sinh
Mất sữa sau sinh khiến mẹ hoang mang, lo lắng khi gặp phải. Bởi vậy, rất nhiều câu hỏi đã được các mẹ đặt ra như:
4.1 Mẹ đi làm bị mất sữa phải làm thế nào?
Thực tế, trường hợp đi làm bị mất sữa khá phổ biến. Nguyên nhân có thể do cơ thể không được kích thích tiết sữa thông qua việc cho con bú hoặc dùng máy hút sữa. Do đó, mẹ nên điều chỉnh cữ hút sữa ngay trước thời điểm quay trở lại làm việc và vẫn hút sữa khi đi làm để sữa vẫn tiết ra đều.
4.2 Mẹ mất sữa hoàn toàn, mất sữa đột ngột có kích lại được không?
Mất sữa đột ngột hoàn toàn có thể kích lại được. Điều quan trọng là mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân khiến bản thân gặp phải tình trạng này. Bên cạnh đó, hãy duy trì việc hút sữa bằng máy kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để tuyến sữa hoạt động ổn định, từ đó sẽ tiết sữa ra lại.
Như vậy, bài viết đã cung cấp các thông tin về dấu hiệu mất sữa sau sinh, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Nếu đang gặp tình trạng này, bạn hãy áp dụng ngay các cách trên và kiên trì thực hiện mỗi ngày để gọi sữa về, giúp duy trì được nguồn sữa cho bé.