Mất sữa 1 bên có lấy lại được không? [Dược sĩ tư vấn]
-
Ngày đăng:
19/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
83
Nội dung bài viết
ToggleMột bên vú bị mất sữa không chỉ ảnh hưởng đến nguồn sữa cung cấp cho bé mà còn khiến mẹ bỉm lo lắng, khó chịu. Vậy mất sữa 1 bên có lấy lại được không, nguyên nhân và cách khắc phục là gì? Hãy xem nội dung bài viết sau để cùng giải đáp chủ đề này nhé!
1. Nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa một bên
Dưới đây là 5 nguyên nhân gây ra một bên vú bị mất sữa
1.1 Do vi khuẩn xâm nhập
Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính khiến cho mẹ tự nhiên mất sữa một bên là do vi khuẩn xâm nhập gây bít tắc ống dẫn sữa. Điều này thường xuất phát từ việc mẹ không vệ sinh bầu ngực sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
Ngoài sự xâm nhập của vi khuẩn, mất sữa một bên còn đến từ nhiều nguyên nhân khác như:
1.2 Trầm cảm, stress
Sau sinh, nếu không được quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng, mẹ bỉm rất dễ căng thẳng, mệt mỏi. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà stress còn làm khí huyết lưu thông kém, tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất sữa mẹ.
1.3 Dinh dưỡng không đủ
Dinh dưỡng sau sinh là một yếu tố quan trọng đến cả số lượng và chất lượng sữa mẹ. Nếu ăn uống kiêng khem quá mức, cơ thể sẽ thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng đến sữa mẹ. Khi điều này kéo dài, mẹ có nguy cơ ít sữa, thậm chí mất sữa hoàn toàn.
1.4 Nghỉ ngơi không khoa học
Mẹ sau sinh thường mất sức rất nhiều nên cần nghỉ ngơi đầy đủ để có thể phục hồi lại. Nếu không được nghỉ ngơi mẹ dễ bị mệt mỏi, sức khỏe suy yếu dần. Điều này cũng khiến cho tuyến sữa của mẹ hoạt động kém, không kích thích tiết ra sữa.
1.5 Chỉ cho con bú 1 bên
Với một số mẹ, họ có thói quen cho con ti ở tay thuận để giúp việc nâng đỡ bé dễ dàng, an toàn hơn. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới trường hợp 1 bên được bé bú cạn sữa, còn 1 bên thì luôn căng đầy. Dần dần, bên bầu ngực không được con bú sẽ cho rằng cơ thể không có nhu cầu nữa nên ngừng tiết sữa.
2. Bị mất sữa 1 bên có lấy lại được không?
Bị mất sữa 1 bên có thể lấy lại được. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi mẹ cần kiên trì thực hiện mới có tác dụng tốt nhất. Đối với một số trường hợp, chị em sau sinh cần phải chữa mất sữa một bên trong vài tuần mới có thể kích thích sữa về. Tùy vào mức độ mỗi người gặp phải mà thời gian xử lý sẽ khác nhau. Do đó, khi gặp tình trạng tắc sữa 1 bên, các mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tìm hiểu kỹ để có phương pháp xử lý phù hợp.
Đối với mẹ bỉm bị mất sữa 1 bên hoặc cả 2 bên không cung cấp đủ sữa cho con thì có thể bổ sung sữa công thức bên ngoài. Ngoài kích thích sữa, mẹ nên tìm các phương pháp thay thế tạm thời để luôn đảm bảo cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho bé.
3. Cách chữa mất sữa một bên hiệu quả nhanh
3.1 Cho con bú nhiều bên bị mất sữa
Khi thấy một bên bị mất sữa, mẹ hãy cho con bú thật nhiều bên đang bị mất sữa. Việc này sẽ giúp làm thông nang sữa, kích thích sữa hình thành và nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, mẹ cần cho con bú đúng tư thế để có lực hút mạnh, kích thích sữa về nhiều.
3.2 Chế độ ăn uống khoa học
Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mẹ sau sinh bởi nó ảnh hưởng tới cả số lượng và chất lượng sữa. Ngoài chú ý tới việc ăn uống đầy đủ thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, bạn cũng nên tăng cường những món ăn lợi sữa. Một vài món ăn bạn có thể tham khảo như: thịt nạc rang nghệ, rau ngót nấu thịt bò, chân giò hầm lạc… đều hỗ trợ phần nào kích thích sữa tiết ra nhiều hơn.
3.3 Massage ngực
Không chỉ giúp chị em có bầu ngực săn chắc mà massage còn giúp kích thích tuyến sữa sản xuất sữa. Mỗi ngày, mẹ bỉm chỉ cần massage ngực 2 lần và thực hiện trong 25 – 30 phút để có hiệu quả rõ rệt.
3.4 Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
Như đã đề cập, stress, căng thẳng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất sữa 1 bên. Vì thế, các mẹ hãy giữ cho mình tinh thần thoải mái và vui vẻ nhất có thể để bài xuất sữa hiệu quả.
3.5 Đến bệnh viện thăm khám
Nếu bị mất sữa 1 bên dài ngày mà thử nhiều cách không hiệu quả, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
Hy vọng, các mẹ sau sinh đã giải đáp được thắc mắc mất sữa 1 bên có lấy lại được không, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả. Để quá trình nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng, hãy chú ý quan tâm đến sức khoẻ bản thân bạn nhé!