Chia sẻ kinh nghiệm chữa tắc tia sữa hiệu quả ngay tại nhà
-
Ngày đăng:
16/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
62
Nội dung bài viết
ToggleKinh nghiệm chữa tắc tia sữa hiệu quả, an toàn ngay tại nhà là chủ đề được các mẹ sau sinh bàn luận sôi nổi trên các hội nhóm bỉm sữa. Bài viết dưới đây đã tổng hợp những kiến thức hữu ích về các kinh nghiệm xử lý tắc tia sữa của nhiều mẹ, hãy tham khảo nhé!
1. Kinh nghiệm chữa tắc tia sữa bằng máy hút sữa
Tia tắc sữa được xem là một trong những tình trạng mà mẹ bỉm dễ gặp phải sau sinh. Điều này không chỉ khiến mẹ đau nhức, khó chịu mà nó còn làm ảnh hưởng tới nguồn sữa cho con bú. Đặc biệt, nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến mẹ bị mất sữa sớm, gặp nhiều bệnh lý.
Khi thấy tình trạng này mà nhà có máy hút sữa, mẹ nên tận dụng để thông tắc sữa hiệu quả. Đây được xem là giải pháp mà hầu hết các chuyên gia chăm sóc mẹ sau sinh và bệnh viện áp dụng.
Ngoài hút sữa ra bình, thiết bị này có khả năng xử lý tắc tia sữa rất tốt. Máy này được thiết kế mô phỏng như trẻ sơ sinh đang bú mẹ nên sẽ hút cạn lượng sữa ở trong bầu ngực. Từ đó làm khơi thông tia sữa.
Nhưng để đạt hiệu quả cao khi chữa tắc sữa, mẹ nên chú ý:
- Sử dụng máy hút sữa ngay khi thấy có dấu hiệu tắc sữa.
- Khi cho con bú xong, mẹ nên dùng thêm máy hút để làm trống bầu vú, loại bỏ được sữa đọng, vón cục.
- Nhớ massage quầng vú.
2. Kinh nghiệm chữa tắc tia sữa bằng massage
Massage vú cũng là một trong các cách giúp làm mất khối tắc, giúp thông tia sữa. Khi xoa bóp, lực tác động làm các cục sữa bị ứ đọng nằm trong bầu ngực sẽ bị phá hủy. Từ đó, sữa sẽ được lưu thông tốt hơn, dứt điểm được tình trạng tắc tia. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao, mẹ cần thực hiện massage đúng cách.
Để thực hiện điều đó, các mẹ bỉm nên làm theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Chọn cho mình tư thế thoải mái, phù hợp khi massage.
- Bước 2: Dùng một tay để massage nhẹ nhàng các cục sữa cứng. Tay còn lại có nhiệm vụ nâng đỡ bầu ngực.
- Bước 3: Ngón trỏ và ngón giữa sẽ ấn mạnh ở nơi có cục sữa bị tắc. Mẹ bỉm cần ấn từ trong ra ngoài rồi mới thực hiện từ ngoài vào trong. Vừa ấn vừa day để massage hiệu quả, đồng thời hãy thực hiện động tác này nhiều lần.
- Bước 4: Tiếp đó, sau mỗi động tác ấn, xoa ngực, mẹ sau sinh nhớ nặn ở núm vú xem sữa thoát ra chưa.
Để cho cách massage thành công nhất, mẹ nên kết hợp với việc bấm huyệt kết hợp với chườm nóng. Huyệt cần tác động gồm có ở giữa ngón tay áp út và ngón út; huyệt ở bờ xương sườn số 3, huyệt ở xương sườn thứ 6.
3. Kinh nghiệm chữa tắc tia sữa bằng các loại thảo dược
Ngoài massage, dùng máy hút sữa, chữa tắc tia sữa bằng thảo dược cũng mang lại hiệu quả kinh ngạc mà lại rất an toàn. Do thảo dược dễ kiếm, làm đơn giản nên cách chữa này cũng được nhiều mẹ áp dụng. Các bạn có thể tham khảo:
- Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng: Lá đinh lăng chứa tinh dầu, chất oxy hóa… có tác dụng giảm tắc nghẽn sữa và rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Để trị tắc sữa, mẹ bỉm có thể dùng 150 – 200g lá đinh lăng tươi nấu với 200ml nước để uống. Sau 2 – 3 ngày, mẹ sẽ thấy rõ kết quả. Ngoài ra, bạn có thể ăn lá đinh lăng luộc với cơm trắng cũng rất tốt.
- Thông tia sữa bằng đu đủ: Mẹ chỉ cần lấy quả đu đủ vẫn còn non mang về cắt thành lát nhỏ rồi hơ qua lửa. Tiếp đó là đắp trên bầu ngực là được.
- Xử lý tắc sữa bằng lá mít: Lá mít cũng là nguyên liệu rất hữu ích dành cho các mẹ. Dân gian lưu truyền rằng, phụ nữ sau sinh nếu bị tắc sữa thì lấy 18 chiếc lá mít đem đi hơ nóng rồi áp 9 lá ở mỗi bên ngực. Lưu ý, chị em cần đặt vào chỗ cứng nhất bởi đó là vị trí đang bị tắc tia sữa. Khi đặt lá mít xong, mẹ nhớ xoa bóp bầu ngực nhẹ nhàng. Cứ làm như thế cho tới khi đến sữa chảy ra.
Tuy nhiên, để sử dụng đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn, không gây hại, mẹ cần chú ý những điều sau:
- Dùng đúng liều lượng.
- Kết hợp với massage, bấm huyệt.
- Nghỉ ngơi nhiều.
4. Kinh nghiệm ăn uống, sinh hoạt để tránh tắc tia sữa
Theo bác sĩ Hồ Thị Khánh Quyên (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM) cho biết, ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng tới ống dẫn sữa, nang sữa. Do đó, ngoài nghỉ ngơi đủ, mẹ cần biết các món nên ăn và không nên ăn để hạn chế cơn đau nhức, khơi thông được tuyến sữa.
4.1. Thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giảm tắc tia sữa
Dù chưa bị hay đang tắc tia sữa, mẹ sau sinh vẫn cần ăn uống khoa học, bổ sung nhóm thực phẩm tốt để đảm bảo tia sữa luôn được khai thông. Ví dụ như:
- Uống nhiều nước.
- Rau xanh.
- Cháo bí đỏ.
- Hoa quả.
- Canh móng giò.
4.2. Thực phẩm cần kiêng để tránh tắc tia sữa
Ngoài chú ý tới việc ăn gì, mẹ bỉm cũng cần biết khi tắc tia sữa cần tránh ăn ăn gì. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng bị tắc nghiêm trọng hơn, giảm nguy cơ mất sữa sớm.
Thực phẩm cần kiêng gồm có:
- Thức ăn cay, nóng.
- Thức ăn được chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp, mì gói.
- Các loại măng.
- Rượu bia.
- Cà phê và các thức uống có chứa caffeine.
Trên đây là một vài thông tin về tắc tia sữa, các mẹ nên lưu lại các kinh nghiệm chữa tắc tia sữa này để có thể áp dụng, từ đó thông sữa hiệu quả, nhanh chóng. Đồng thời xử lý tốt các vấn đề để tránh ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của mẹ.