[Giải đáp] Chữa tắc tia sữa bằng lá mít hiệu quả không?
-
Ngày đăng:
16/03/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
105
Nội dung bài viết
ToggleCách chữa tắc tia sữa bằng lá mít là biện pháp dân gian khá đơn giản, dễ làm nên được khá nhiều áp dụng. Nếu bị tắc sữa sau sinh, bạn có thể tham khảo cách này để giảm bớt đau nhức, cũng như hạn chế ảnh hưởng đến nguồn sữa cung cấp cho bé.
1. Các cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít
Mít là loại cây ăn quả rất quen thuộc với chúng ta. Hầu hết các bộ phận của cây mít đều có tác dụng. Trong Đông y, lá mít được xem là vị thuốc chữa rất nhiều bệnh, trong đó có thông tắc tia sữa cho mẹ sau sinh.
Hiện nay, có rất nhiều cách dùng lá mít để thông tia sữa mà bạn có thể tham khảo như:
1.1. Trị tắc tia sữa bằng cách đắp lá mít lên bầu ngực
Mẹo dân gian được các bà, các cụ áp dụng và truyền lại là mẹ lấy 18 lá mít (sinh con gái) hoặc 14 chiếc lá (sinh con trai) đem hơ qua lửa rồi chia ra đắp hai bên bầu ngực. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên chọn những chiếc lá bánh tẻ, không quá già mà cũng không quá non.
Khi đắp lá mít trên ngực, mẹ cũng cần kết hợp với việc xoa bóp để làm tan các cục sữa đông nhanh hơn. Nếu thấy lá mít nguội, bạn nên hơ lửa lại rồi lặp lại các thao tác trên. Mỗi ngày làm 3 – 4 lần và thực hiện đều đặn 3 – 5 ngày, tình trạng tắc tia sữa sẽ được cải thiện.
1.2. Uống nước lá mít chữa tắc tia sữa
Với cách uống nước lá mít, mẹ chỉ cần đem lá mít sắc rồi uống như nước bình thường. Lá mít không độc và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhất là lợi sữa nên rất tốt cho mẹ bỉm.
Ngoài dùng lá mít, quả mít non cũng có khả năng chữa tắc tia sữa. Lấy quả mít gọt vỏ rửa sạch rồi xào với thịt nạc, ăn cùng với cơm. Cách này vừa dễ thực hiện vừa giúp tiết sữa nhiều.
2. Cách làm thông tia sữa bằng lá mít có hiệu quả thật không?
Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít là một trong những mẹo dân gian phổ biến được lưu truyền từ xưa đến nay. Điều này cho thấy biện pháp này có thể mang đến sự hiệu quả nhất định trong việc trị tắc tia sữa.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao và nhanh, mẹ bỉm sau sinh cần chú ý những điều sau:
- Lá mít là vị thuốc rất lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều quá sẽ gây phản tác dụng. Tốt nhất, mẹ chỉ nên lấy lá này để gọi sữa về trong 3 – 5 ngày, không nên dùng quá lâu.
- Trong quá trình uống nước lá mít, mẹ hoặc con bú có biểu hiện khác thường sau thì cần ngừng ngay lập tức để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Bên cạnh việc áp dụng cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, hạn chế những thức ăn cay nóng để kích thích tuyến sữa, hạn chế đau nhức.
3. Làm thế nào để không bị tắc tia sữa?
Tắc tia sữa là tình trạng mà nhiều mẹ bỉm sau sinh gặp phải. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế vấn đề này xảy ra bằng cách ghi nhớ một vài khía cạnh sau:
- Vệ sinh ngực sạch sẽ mỗi ngày: Mẹ bỉm nên dùng khăn mềm và sạch để lau toàn bộ bầu ngực, nhất là đầu vú. Đồng thời chú ý vệ sinh sạch kẽ ngực cẩn thận.
- Lau sạch đầu vú cũng như vắt bỏ vài giọt sữa đầu trước khi cho con bú.
- Vắt sữa thường xuyên: Khi con bú xong, mẹ cần vắt bỏ hết sữa còn ở trong bầu ngực, không để sữa đọng lại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho sữa bị vón cục.
- Massage vú sau sinh: Mẹ nên thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu vú theo chiều kim đồng hồ. Nếu thấy vú có dấu hiệu căng tức, hãy massage từ vị trí căng tức đó rồi hướng phía núm vú.
- Cho bé duy trì cữ bú phù hợp: Ở tháng đầu tiên, mẹ nên cho con bú thường xuyên. Ở những tháng tiếp theo, khoảng cách các cữ bú chỉ nên dao động từ 2 – 3 giờ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Sau sinh, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi nên việc căng thẳng, mệt mỏi rất dễ xảy ra với các mẹ bỉm. Điều này gây ra các vấn đề tiêu cực liên quan sức khỏe và tâm lý làm ảnh hưởng tới nguồn sữa như mất sữa, tắc tia sữa…. Vì thế, mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ, tâm lý thoải mái cũng giúp cơ thể tăng tiết sữa tự nhiên.
- Khi thấy có biểu hiện căng cứng ở nơi đầu ngực, sốt nặng, ớn lạnh, bạn không nên dùng biện pháp dân gian mà nên sử dụng dịch vụ thông tắc tia sữa để loại bỏ các cục viêm nhanh hơn. Không nên tự ý mua thuốc ở ngoài để tránh ảnh hưởng tới nguồn sữa.
Trên đây là thông tin và phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá mít chi tiết dành cho phụ nữ sau sinh. Hy vọng các mẹ đã có thêm nhiều kiến thức y khoa chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để có thể mang đến cho con nguồn sữa chất lượng.